Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

8 giờ vàng của một chuyên gia SEO

Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm là một lĩnh vực động, một trong những nghề khiến bạn hầu như không có thời gian nghỉ ngơi. Bạn luôn phải đi đầu trong công việc đang làm giống như một vị tướng chỉ huy. Tại chiến trường này bạn có hàng trăm hàng ngàn website và trang blog cùng nhắm đến các từ khóa mà bạn đang theo đuổi. Nhiều chiến trường khác lại được mở ra bởi ông lớn Google – luôn tỏ ra nghiêm khắc với những thủ thuật mà người làm SEO áp dụng, tiếp đó, bạn phải chạy theo các mạng xã hội khổng lồ, chưa kể đến các chuyên gia SEO khác (hoặc các công ty SEO) luôn theo dõi bạn.
8 giờ vàng của một chuyên gia SEO

Bạn không thể quay lưng với bất kì chiến tuyến nào, tất cả đều phải được xử lí cùng một lúc, nếu không, bạn sẽ nhanh chóng bị hạ gục bởi một trong các đối thủ. Tất nhiên bạn vẫn có cuộc sống của riêng mình, và không muốn bản thân bị mắc kẹt trong thử thách này để đánh mất sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Vì vậy, bạn cần khai thác triệt để giờ làm việc để không còn phải lo lắng về nó khi đã về nhà cùng gia đình hoặc bạn bè. Do đó, hệ thống lại giờ làm việc là một hoạt động rất quan trọng có thể giúp bạn đương đầu với mọi thử thách.

Dưới đây là hệ thống giờ làm việc mà tôi tin rằng hiệu quả nhất. Tất nhiên không phải ai cũng đồng ý, và đó là điều tôi luôn vui vẻ chấp nhận; vui lòng chia sẻ những gì bạn cảm thấy chưa hài lòng hoặc một thời gian biểu làm việc mà bạn cảm thấy hiệu quả hơn trong phần bình luận bên dưới nhé.

Đọc để nắm bắt thông tin (9:00 – 10:00)

Đây là việc đầu tiên tôi thực hiện khi bắt đầu ngồi xuống làm việc, xem sơ một số trang blog về SEO, Internet Marketing và các diễn đàn mà tôi đang theo dõi. Nên nhớ, là một chuyên gia SEO, bạn có bổn phận phải luôn đi trước những phát triển hoặc những gì đang xảy ra trong thế giới SEO. Đây là lí do đầu tiên khiến sếp hoặc khách hàng đồng ý trả phí cho bạn. Nói cách khác, bạn không đơn giản xuất hiện chỉ để dọn dẹp những thứ tồn đọng còn sót lại mà nhiệm vụ của bạn là chuẩn bị sẵn tinh thần đón nhận thử thách trước cả khi Google tung ra bản cập nhật mới, bạn nên biết rõ về các thủ thuật xây dựng liên kết trước khi nó phổ biến đại trà và một người nào đó sẽ bắt đầu sử dụng (hoặc lợi dụng) nó. Nói tóm lại, bạn phải luôn trong tư thế hành động nhanh và luôn phải đi trước các đối thủ một bước.

Và điều đó chỉ có thể xảy ra khi bạn dành đủ thời gian nghiên cứu. SEO là một chủ đề khá thú vị, bạn có thể nói hết những kiến thức cơ bản chỉ trong một lần trao đổi, nhưng nếu một người muốn trở thành bậc thầy về SEO, vẫn còn nhiều tài liệu để họ có thể dành cả đời đọc hiểu và học hỏi.

Tìm đối tượng liên kết (10:00 -11:30)

Từ việc nhồi nhét từ khóa cho đến việc ưu ái chúng trên mạng xã hội gần đây, mọi thứ đã thay đổi khá nhanh chóng, nhưng duy nhất một điều vẫn không thay đổi chính là tầm quan trọng của backlink. Backlink là yếu tố nòng cốt của một thủ thuật SEO. Tuy nhiên, số lượng không phải là vấn đề trọng yếu nữa, bạn không thể giao phó việc xây dựng liên kết chỉ với việc copy và paste – đó là những người chỉ xây dựng liên kết bằng cách đăng nội dung trên các danh bạ, hoặc xuất bản bài viết hàng loạt. Bạn cần những liên kết tương quan, chất lượng cao, và kĩ thuật xây dựng liên kết này đòi hỏi bạn phải làm việc cho từng liên kết, trong đó, bước đầu tiên chính là: lựa chọn các website mục tiêu.

Nên nhớ rằng một liên kết chất lượng không dễ gì đạt được. Bạn phải đầu tư thời gian, tiền bạc, và công sức mới nhận được các liên kết này, vì vậy, bạn cần cẩn thận lựa chọn đối tượng liên kết để đảm bảo công sức bỏ ra sẽ không lãng phí. Bạn cần quan sát hệ thống web một cách chặt chẽ để có thể nắm lấy cơ hội. Có thể bắt đầu bằng cách phân tích đối thủ, hoặc chỉ cần xem lướt hệ thống web nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào các website tương quan.

Xây dựng liên kết (11:30 – 1:00)

Như đã nói ở trên, một liên kết chất lượng sẽ cần nhiều nỗ lực hơn một câu bình luận đơn giản hoặc công việc copy-paste. Tuy nhiên, mỗi website sẽ có một độ khó khác nhau. Nói chung, mức độ khó càng cao, backlink sẽ càng giá trị, nhưng tất nhiên, độ khó này cần phù hợp với các tiêu chí đánh giá khác như DA, PR, và lượt like. Bạn có thể tận dụng các dịch vụ cung cấp bởi những người chuyên viết nội dung để nhờ họ viết guest post, nhờ chuyên viên thiết kế tạo hình đồ họa thông tin, hoặc nhờ lập trình viên tạo widget để thu hút liên kết, tuy nhiên, nhiệm vụ của bạn là chuẩn bị cho phần nội dung và gợi ý đề tài viết bài, các hướng viết bài, thông tin cần cung cấp trong hình đồ họa, tài liệu hướng dẫn, wireframe (bản phác thảo framework của một website), hoặc bất cứ điều gì cần thiết cho công việc.

Và tất nhiên, các nỗ lực xây dựng liên kết của bạn sẽ không giới hạn trong việc viết guest post hay tạo ra mồi câu liên kết. Có ít nhất hàng trăm phương pháp xây dựng liên kết và một chiến lược xây dựng liên kết sẽ được đánh giá là lý tưởng nếu áp dụng hầu hết (không muốn nói là tất cả) các phương pháp này (nếu bạn không thể suy nghĩ xa hơn ngoài những phương pháp đang cố gắng áp dụng, bạn cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc đọc hiểu và nghiên cứu).

Giải lao (1:00 – 2:00)

Dù làm gì đi nữa, để có một sức khỏe và tinh thần thoải mái, đừng bao giờ dành khoảng thời gian nghỉ ngơi này để ngồi trước máy tính của bạn nhé.

Đào Tạo Cấp Dưới (2:00 – 3:00)

Trừ phi bạn đang làm việc với tư cách là tư vấn SEO hành nghề tự do (chỉ đưa ra lời khuyên thay vì thực hiện công việc), bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ. Bạn sẽ không thể phát triển thành chuyên gia SEO hành nghề tự do hoặc công ty SEO thành công nếu không sẵn sàng giao phó trách nhiệm cho cấp dưới để có nhiều thời gian thực hiện các việc quan trọng khác, như tìm kiếm hoặc thương lượng với khách hàng mới.

SEO liên quan đến nhiều thủ thuật, và một vài trong số chúng không đòi hỏi trình độ chuyên sâu. Hơn nữa, bạn cần đào tạo các trợ lí của mình thành chuyên gia SEO thay vì biến họ thành người phụ tá chỉ đâu làm đấy, để bạn có thể tin cậy vào họ khi đương đầu với giai đoạn khó khăn, hoặc khi bạn không có thời gian hay sức lực phân tích hàng đống dữ liệu nhằm giải mã các thay đổi trong thuật toán. Việc sở hữu một cánh tay phải đắc lực luôn là lợi thế của công việc SEO – một nghề luôn phải giải quyết các công việc tràn ngập, và luôn phải đối mặt với nguy cơ quá tải.

Mạng xã hội (3:00 – 4:00)

Một phần khá lớn các webmaster hoặc người làm SEO không thực sự thích thú với các mạng xã hội; tuy nhiên, bạn không thể ngó lơ các platform như Facebook – được cho là có lượng người dùng đâu đó đạt mốc 1 tỉ người, hay YouTube có lượng người sử dụng hơn 800 triệu. Đó là chưa kể đến các nhân vật mới xuất hiện như Pinterest. Đây chỉ là các platform chính thống, vẫn có hàng trăm mạng xã hội chỉ nhắm đến một thị trường cụ thể nào đó, như du lịch, tập thể dục, tiểu thương nghiệp, v.v.

Các lợi ích mà mạng xã hội đem lại sẽ biến đổi khác nhau theo từng doanh nghiệp. Tức là, các doanh nghiệp khác nhau cần áp dụng những phương pháp khác nhau nhằm khai thác triệt để sức mạnh của các platform đó. Không có một phương pháp nào có thể phù hợp cho tất cả mọi người. Vì vậy, bạn cần tham quan các mạng lưới này, phân tích kĩ người dùng, sau đó phác họa ý tưởng tận dụng platform để đem lại lợi ích cho mình mà không trở thành spammer.

Webmaster Tools và Analytics (4:00 – 5:00)

Có rất nhiều thông tin bạn có thể tìm hiểu và cải thiện website, chỉ cần xem xét các thông số thống kê như khách truy cập duy nhất, nguồn gốc lưu lượng truy cập, bounce rate, loại khách truy cập, phân tích xã hội, tỉ lệ chuyển đổi, và lượt like. Bạn sử dụng công cụ nào không quan trọng, luôn có một biển dữ liệu và thông số thống kê có thể giúp bạn đưa ra các quyết định có hiểu biết hơn. Bất cứ một chiến lược Internet Marketing nào không được hỗ trợ bởi những dữ liệu tương quan hoặc thông tin thu được từ những công cụ như Google Analytics sẽ như một mũi tên bắn vào không khí. Hơn nữa, đừng quên thỉnh thoảng truy cập Google Webmaster Tool nhé, đặc biệt là phần Top Search Queries và Errors.

Theo Làm Marketing


Read More...

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

7 điều bạn không biết về Công cụ chối bỏ liên kết

Công cụ chối bỏ liên kết là một bí ẩn đối với nhiều SEO kể từ khi nó được công bố vào tháng 11 năm 2012 và đã có một số quan niệm sai lầm xung quanh việc sử dụng nó.

Dưới đây là 7 yếu tố mà bạn có thể không biết về công cụ chối bỏ liên kết.

7 điều bạn không biết về Công cụ chối bỏ liên kết

1. Liên kết được chối bỏ vẫn được nhìn thấy trong Webmaster Tools

Tôi thường thấy mọi người hỏi trong các diễn đàn tại sao công cụ chối bỏ liên kết không làm việc: “Tôi chối bỏ hàng nghìn liên kết nhưng tôi vẫn nhìn thấy chúng trong backlinks Webmaster Tools của tôi”.

Khi một liên kết được chối bỏ, lần sau, khi Google thu thập liên kết họ sẽ thêm một thẻ nofollow vào liên kết. Không có bằng chứng về điều này cũng như các liên kết nofollowed của bạn được liệt kê trong WMT.

John Mueller của Google cho biết việc chối bỏ liên kết trong Webmaster Tools và trong hangout, ông nói “khi bạn chối bỏ liên kết chúng tôi vẫn hiển thị chúng như các liên kết inbound trong Webmaster Tools”.

2. Giới hạn kích thước đối với tập tin được chối bỏ

Theo Aaseesh Marina cho biết: các tập tin chối bỏ có giới hạn là 2 megabyte. Mặc dù kích thước này vẫn còn khá lớn. 2 megabytes văn bản tương tự như 1.000 trang chứa đầy các văn bản. Tập tin chối bỏ lớn nhất của tôi cũng chưa bao giờ vượt quá giới hạn này.

3. Team Webspam không đọc comment trong tập tin chối bỏ liên kết của bạn

Các văn bản chính thức (http://googlewebmastercentral.blogsp...vow-links.html) cho công cụ chối bỏ có một chút bối rối khi nói đến comment. Chúng cung cấp các ví dụ sau:

7 điều bạn không biết về Công cụ chối bỏ liên kết

Nó giống như kiểu chúng ta nên đặt một lời giải thích trong tập tin phủ nhận của chúng ta cho tất cả các liên kết mà chúng ta chối bỏ. Nhưng thực sự, các comment được sử dụng trong quá trình chối bỏ làm cho tập tin dễ hiểu hơn nếu bạn cần hiệu chỉnh nó trong tương lai. 

Đây là một trích dẫn của Mueller trong hangout: các tập tin phủ nhận được xử lý hoàn toàn tự động, nếu bạn đặt rất nhiều văn bản trong các comment của các tập tin khước từ thì không ai có thể nhìn được các comment đó. Các comment này chủ yếu là dành cho bạn, nó giúp bạn hiểu các tập tin tốt hơn và những comment này đội ngũ webspam sẽ không sử dụng”.

Tôi thường sử dụng comment để phân loại các liên kết khác nhau trong tập tin phủ nhận của tôi. Đây là một số ví dụ về các ý kiến mà tôi sẽ sử dụng trong các tập tin của tôi:

- Ngày mùng 1 tháng 3 năm 2004: đây là những lĩnh vực mà chúng tôi đã cố gắng để loại bỏ các liên kết nhưng đã công thành công.
- Ngày mùng 1 tháng 3 năm 2004: đây là những trang web mà chúng tôi không truy cập để đánh giá vì chúng đưa ra cảnh báo đó là phần mềm độc hại.

4. Bạn không cần để liên kết Nofollowed trong tập tin chối bỏ

Liên kết Nofollowed không mang theo PageRank và sẽ không ảnh hưởng đến thứ hạng Google. “Bạn không cần phải có liên kết nofollow…bởi vì với các liên kết mà bạn gửi khi chúng tôi thu thập chúng lại, chúng tôi đối xử với chúng tương tự như các liên kết nofollowed khác”. Mueller nói: “Các liên kết nofollow sẽ không cần thiết”.

5. Chối bỏ liên kết có thể bị mất

Nếu bạn đã thêm một liên kết vào tập tin chối bỏ hoặc nếu bạn thay đổi suy nghĩ về việc chối bỏ một liên kết cụ thể, bạn có thể loại bỏ các liên kết từ tập tin và bạn có thể upload lại. Thời gian tiếp theo mà Google ghé thăm các liên kết cụ thể, họ sẽ không còn thấy nó trong tập tin phủ nhận của bạn và sẽ bắt đầu đếm liên kết với PageRank của bạn lại một lần nữa. Nếu một liên kết mà Google coi nó là không tự nhiên thì bạn phải loại bỏ nó nếu không nó thực sự có thể làm hại bạn. Một khách hàng của tôi đã bị phạt lần thứ hai khi họ khôi phục lại liên kết mà họ đã chối bỏ trước đó. Khi bạn nhận được hình phạt lần thứ hai, Google sẽ phạt nặng hơn nữa để cảnh cáo bạn, vì thế bạn hãy suy nghĩ cẩn thận.

Một tình huống mà có lẽ bạn cần thận trọng đó là khi bạn chối bỏ toàn bộ một miền nhưng bây giờ xuất hiện một liên kết tự nhiên trong miền đó. 

Hãy nói rằng bạn đã có một hình phạt về liên kết không tự nhiên và một phần của liên kết không tự nhiên có các từ khóa đã được nhúng vào phần lớn các trang web. Có lẽ đó là một trang web chất lượng cao đã nhúng widget của bạn và bạn đã chối bỏ nó ở cấp độ tên miền. Nhưng bây giờ trang web chất lượng đã thực sự liên kết lại với bạn. Bởi toàn bộ miền chối bỏ và liên kết tự nhiên sẽ không được tính. 

Trong tình huống này bạn sẽ gỡ bỏ tên miền: example.com và chèn các URL mà widget được liệt kê (giả sử bạn không thể nhận được các liên kết từ các widget được loại bỏ). Nếu bạn làm điều này, hãy cẩn thận vì nó chứa tất cả các URL có thể liên kết đến các widget là liên kết tồn tại trên:

- example.com/widget_page.html
- example.com/category/widgets/
- example.com/archive/page2.html
-…

Thời gian tiếp theo mà Google thu thập trang web này, họ sẽ chỉ chối bỏ các URL cụ thể có trong tập tin chối bỏ và các liên kết trên các trang khác của tên miền này của bạn sẽ đươck chuyển đến trang web của bạn.

Mueller giải thích rằng các liên kết có thể được chối bỏ:

Các liên kết đang có trong tập tin chối bỏ. Vì vậy, nếu bạn loại bỏ chúng thì khi chúng tôi thu thập lại và xử lý lại các URL… chúng tôi sẽ đối xử với các liên kết đó như các liên kết bình thường. Nếu bạn loại bỏ chúng nghĩa là bạn đang trả chúng về trạng thái bình thường. 

6. Một chối bỏ có thể không làm việc thông qua một điều hướng 301

Bạn có các liên kết xấu trỏ đến trang web A và bạn chối bỏ các liên kết. Sau đó bạn tiến hành việc chuyển hướng 301 vào trang web B. Chuyển hướng này vượt qua gần 100% liên kết đó (Bài viết này đã được đăng tải trên thegioiseo.com và bạn hãy tìm đọc nó để hiểu rõ hơn vấn đề này) và cũng sẽ vượt qua tín hiệu liên kết không tự nhiên. 

Bạn sẽ nghĩ rằng chối bỏ các liên kết trỏ đến trang web A về cơ bản sẽ nofollow vào liên kết phá vỡ dòng chảy của PageRank vào trang web B nhưng Mueller nói rằng “nói chung, tôi muốn sử dụng các tập tin chối bỏ tương tự trên cả hai lĩnh vực nếu bạn chuyển hướng từ một tên miền. Vì vậy, các loại liên kết này sẽ lấy ra từ cả hai bên”.

Đây là điểm không chắc chắn. Trong ví dụ của Mueller đã nói đến, chủ sở hữu trang web đã được hỏi về nhiều chuyển hướng. Tuy nhiên, nếu tôi đã chuyển hướng trang từ một trang web khác và các trang web ban đầu có liên kết xấu, tôi cũng sẽ thêm các liên kết xấu đến tập tin chối bỏ cho trang web thứ hai.

7. Dữ liệu chối bỏ không được sử dụng để chống lại các trang web đang chối bỏ

Đây là một điểm gây tranh cãi. Bạn sẽ tìm thấy một số lượng lớn những người hoàn toàn tin rằng Google đang thu thập các dữ liệu thu được bởi các công cụ chối bỏ và sử dụng nó như một công cụ báo cáo spam.

Khi tôi viết thư cho các webmaser và yêu cầu loại bỏ liên kết, tôi thường nhận được phản hồi rằng “tôi đã gỡ bỏ liên kết của bạn. Xin đừng thêm tôi vào tập tin phủ nhận của bạn”. Rõ ràng, các webmaster lo ngại rằng nếu tôi chối bỏ liên kết của họ thì tôi sẽ báo cáo cho Google biết đó là một tên miền spam.

Đây là những gì Mueller nói:

Khi nói đến công cụ chối bỏ liên kết, tại thời điểm này chúng tôi không sử dụng dữ liệu để chống lại các trang web đang được chối bỏ bởi có rất nhiều lý do tại sao một liên kết có thể được chối bỏ. Nó có thể là một trang web hoàn toàn tốt nhưng vì một lý do quảng cáo trên trang web đó đang đi qua PageRank hoặc có thể Webmaster không nhận thức được điều đó và đó không phải là một cái gì đó mà chúng tôi sẽ nói: "Ồ, đây là mộ trang web spam" bởi vì một số quảng cáo này đang đi qua PageRank. Hoặc có thể họ có ý kiến về một blog hoặc trên các bài viết mà họ xuất bản và những người khác đã gửi spam các ý kiến trên đó. Chỉ vì các liên kết trong tập tin chối bỏ của ai đó và nó không có nghĩa là nội dung trên trang web đó hoàn toàn xấu".

Mặc dù Mueller nói rằng họ không sử dụng các dữ liệu chối bỏ với các trang web khác "vào lúc này". Có thể là Google đang thu thập dữ liệu này để giúp cải thiện các thuật toán của họ, trong tương lai họ có thể sẽ tìm cách để loại bỏ tích cực việc này. Nhưng vào thời điểm này, nó không được áp dụng.

Video này là một cuộc thảo luận tương tự về các dữ liệu chối bỏ và Mueller cũng cho biết "nó không phải là cái mà chúng ta đang sử dụng lúc này (công cụ chối bỏ). Nó không phải là một vấn đề để trang web của bạn có một tập tin phủ nhận".

Tóm tắt

Có một lý do tại sao Google nói với các webmaster rằng công cụ chối bỏ liên kết là một công cụ tiên tiến và nên được sử dụng một cách thận trọng. Sử dụng nó không đúng cách có thể làm tổn hại đến trang web của bạn.

Google đã rất mơ hồ với lời giải thích về cách sử dụng công cụ này. Trên thực tế, trong một hangout, Mueller đã được hỏi tại sao không có liên kết trực tiếp từ Webmaster Tools đến các công cụ chối bỏ và ông đã nói rằng Google không muốn các webmaster sử dụng công cụ nếu họ không biết những gì họ đang làm.

Hy vọng rằng những lời khuyên này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công cụ khước từ. Bạn có lời khuyên bổ sung nào hãy chia sẻ cùng với chúng tôi.

Nguồn www.thegioiseo.com


Read More...

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Bảng điều khiển Google+ đã kết nối đến Google Analytics

Google Analytics là một trong những giải pháp phân tích trang web mạnh mẽ nhất trên thị trường.
Google Analytics ủng hộ Daniel Waisberg kết nối với Google+ và công bố một tính năng mới thêm thông tin Google Analytics vào bảng điều khiển Google+.

Khi cài đặt tính năng này, nếu trang Google+ của công ty bạn liên kết với trang web của bạn và trang web của bạn cũng sử dụng Google Analytics, thì một thẻ Google+ sẽ xuất hiện trong bảng điều khiển của bạn, hiển thị số lần truy cập mới, người truy cập và trang truy cập đến trang web của bạn. Dữ liệu bao gồm thông tin lượt tuy cập trong 30 ngày trước và phần trăm thay đổi từ thời gian 30 ngày trước:

Bảng điều khiển Google+ đã kết nối đến Google Analytics


Công cụ thẻ nội dung sẽ giúp bạn hiểu cụ thể hơn:

Thẻ này cho thấy dữ liệu Google Analytics của trang web liên kết với trang Google+ của bạn. Để thay đổi thẻ, xin vui lòng cấu hình giao diện mặc định thuộc sở hữu của Google Analytics.

Thẻ khác thường được tìm thấy trên bảng điều khiển Google+ bao gồm thông báo cụ thể về trang web, những hiểu biết kinh doanh trên phạm vi trang web của bạn và sự phát hiện trên Google Search và Maps, và các thông tin kinh doanh nói chung về trang của bạn.

Thẻ Analytics ngắn gọn và hấp dẫn. Chỉ có một liên kết đến Google Analytics là cho phép bạn trực tiếp vào báo cáo của trang web đó, bất kể có bao nhiêu trang web mà bạn đã kết nối.

Sự đổi mới của Google Analytics

Gần đây, Google Analytics đã thay đổi giao diện. Tiêu đề màu cam sáng và các nút đã được thay thế bởi Google màu xám.

Bảng điều khiển Google+ đã kết nối đến Google Analytics

Hai tông màu cam biểu tượng quen thuộc của Google Analytics, các điểm dữ liệu trắng đã được sửa đổi chút ít để loại bỏ các điểm dữ liệu tròn.

Báo cáo tùy chỉnh cũng có liên kết riêng được gọi là "tuỳ biến”, đặc trưng giữa "báo cáo" và "quản lý" liên kết ở đầu trang.
Cuối cùng, các phím tắt hiện cũng có khu vực riêng ở hướng bên trái.

Cho đến nay chỉ có một liên kết đến "trang tổng quan” là có giá trị. Bạn sẽ thấy nó được ẩn với các sự kiện tình báo giữa phần "Dashboard" và "thời gian thực”.

Nguồn www.thegioiseo.com


Read More...

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Matt Cutts: Loại trừ liên kết khỏi thuật toán của Google sẽ làm cho kết quả tìm kiếm tồi tệ hơn

Backlinks là một phần rất lớn trong các thuật toán của Google. Bởi vậy, các quản trị web đã cố gắng để thao túng các liên kết chẳng hạn như mua các liên kết.

Matt Cutts: Loại trừ liên kết khỏi thuật toán của Google sẽ làm cho kết quả tìm kiếm tồi tệ hơn

Chuyện gì sẽ xảy ra khi kết quả tìm kiếm của Google không có backlinks được chuyển thành các thuật toán. Đây là điều mà nhiều người trong chúng ta tự hỏi trong những năm qua và là chủ đề video mới nhất của Matt Cutts.

Matt Cutts nói: “Chúng tôi không có phiên bản giống như thế được tiếp xúc với công chúng nhưng chúng tôi đã chạy thử nghiệm trong nội bộ và chất lượng có vẻ tồi tệ hơn nhiều. Mặc dù có một số lời đồn và chắc chắn có nhiều spam nhưng phần lớn vẫn là một chiến thắng thực sự lớn về chất lượng kết quả tìm kiếm”.

Matt Cutts nói thêm về backlink liên quan “nó thực sự có ích đảm bảo phù hợp nhất, liên quan nhất đến chủ đề kết quả tìm kiếm”.

Tôi biết nhiều người trong số chúng ta muốn nhìn thấy kết quả tìm kiếm không có backlink đưa vào tài khoản. Tôi nghĩ rằng một vài người trong số chúng ta sẽ khá là kinh hoàng khi nhìn thấy kết quả cuối cùng. Nó sẽ khá là thú vị để xem một ảnh chụp màn hình kết quả tìm kiếm của Google mà không có backlink.

Đây là video mà Matt Cutts đã phát biểu:



Nguồn www.thegioiseo.com


Read More...

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Tầm quan trọng của việc sử dụng Silos trong chiến lược SEO

Hôm qua tôi có đăng tải một bài viết về Silo trên thegioiseo có tiêu đề: Tại sao không thể đặt SEO trong một Silo chắc rằng nhiều bạn vẫn chưa hiểu về Silo? Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Silo.

Hôm nay, tôi muốn thảo luận về Silo và làm thế nào chúng có thể cải thiện chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của bạn. Như chúng ta đã biết, công cụ tìm kiếm muốn nhận thông tin theo một cấu trúc hợp lý, dễ dàng để làm theo để có thể được xem xét và giải thích hiệu quả. Bằng cách thực hiện các Silo trong chiến lược SEO, bạn sẽ tạo ra một hệ thống thân thiện với công cụ tìm kiếm và thân thiện với người dùng.

Tầm quan trọng của việc sử dụng Silos trong  chiến lược SEO

Silo là gì?

Để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, công cụ tìm kiếm muốn phục vụ người dùng với các nội dung có thẩm quyền phù hợp nhất với các truy vấn của họ. Với thông tin xác định này, công cụ tìm kiếm sẽ xem xét các từ khóa và nội dung mỗi trang trên trang web của bạn, chúng sẽ xác định chủ đề của thông tin và mức độ liên quan đến truy vấn và tìm kiếm tiềm năng.

Chủ đề thường cụ thể và từ khóa nằm rải rác khắp một trang web và không tập trung tại một điểm trọng tâm. Nội dung phổ biến và các từ khóa có thể cản trở công cụ tìm kiếm từ việc xác định chủ đề của mỗi trang hoặc mỗi phần của trang web. Và điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng trang web của bạn. Đằng sau ý tưởng “siloing” là việc tạo ra các nội dung từ khóa có liên quan và chủ đề cho mỗi trang hoặc mỗi phần của trang web. 

Vậy làm thế nào để công cụ tìm kiếm kéo các thông tin này lại với nhau để xác định chủ đề chung của mỗi trang?
Các thuật toán tìm kiếm tiêu hủy các từ khóa và cụm từ trong một khối nội dung và xác định chủ đề chung của thông tin được gọi là Định chỉ số ngữ nghĩa tiềm ẩn (LSI - Latent Semantic Indexing). Khi một công cụ tìm kiếm giải mã các từ khóa và chủ đề của một trang cụ thể, nó sẽ xác định sự liên quan của trang web cho các thuật ngữ cụ thể. Các thuật toán LSI so sánh nội dung của bạn với các trang web khác được nhắm từ khóa mục tiêu giống như việc bạn tạo ra một hệ thống xếp hạng các trang là phù hợp nhất.

Tại sao lại sử dụng silo?

Có một vài lý do để sử dụng phương pháp silo khi tiến hành nghiên cứu từ khóa và lập kế hoạch sáng tạo nội dung và cấu trúc trang web.

Công cụ tìm kiếm thân thiện: vì công cụ tìm kiếm muốn xác định nhanh chủ đề và mức độ phù hợp của mỗi trang trên trang web của bạn, sử dụng silo cho phép bạn thêm (và thậm chí cả hướng dẫn) các công cụ tìm kiếm hiểu trang web của bạn đang nói gì. Silo cũng có thể giúp bạn xếp hạng tốt hơn với các từ khóa đuôi dài giống như việc công cụ tìm kiếm nhận ra thẩm quyền về các chủ đề được bạn nhắm mục tiêu.

Thân thiện với người dùng: silos có thể giúp người dùng hiểu được nội dung của trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng. Silo có thể phá vỡ các thông tin của bạn để nó dễ tiêu hóa, hiểu và người dùng có thể hành động.

Xác định thẩm quyền: bằng cách tạo ra các trang cá nhân, nội dung có liên quan, công cụ tìm kiếm sẽ xem trang web của bạn như thẩm quyền về chủ đề hoặc sản phẩm của bạn. Lưu ý rằng, công cụ tìm kiếm đang tìm kiếm từ khóa và nội dung có liên quan đến các từ khóa này.

Tập trung liên kết inbound: khi bạn đã có trang hoặc các phần của trang web dành riêng cho một chủ đề thì bạn có thể tập trung các liên kết gửi đến nội dung phù hợp trên trang web của bạn. Bằng cách này, bạn có thể nhắm mục tiêu và phân phối liên kết của bạn với nội dung để nhận được nhiều lợi ích nhất.

Tăng bảng xếp hạng: kết quả của tất cả các thuộc tính tích cực của silos được tăng thứ hạng trong công cụ tìm kiếm cho các thuật ngữ đuôi dài.

Làm thế nào để sử dụng silo?

Bây giờ chúng ta sẽ biết silo làm được những gì, làm thế nào chúng có thể giúp trang web của bạn tham gia vào công cụ tìm kiếm và tất cả những lợi ích bạn có được từ việc sử dụng chiến lược này. Có những chiến thuật khác nhau mà bạn có thể phân tách và phân loại các thông tin trên trang web của bạn:

Silo từ khóa: trước khi bạn viết một đoạn nội dung, bạn nên lùi lại một bước và tạo silo hoặc chủ đề hoặc từ khóa của bạn. Nếu bạn tạo ra nội dung được đánh giá cao có liên quan với từ khóa mục tiêu thì bạn cần phải có một kế hoạch cụ thể. Sau khi tiến hành nghiên cứu từ khóa bạn sẽ tập hợp lại các từ khóa theo nhóm đề tài hoặc nhóm chủ đề.

Silo nội dung: nếu bạn silo từ khóa hoặc silo chủ đề thì đã đến lúc bạn viết nội dung theo chủ đề của bạn. Mỗi trang web nên có một chủ đề và thảo luận về một chủ đề cụ thể. Nội dung này cần được tối ưu cho các từ khóa được giao. Sử dụng phương pháp này cho phép bạn tạo ra chủ đề nội dung xung quanh các từ khóa và điều này giúp bạn làm cho các trang hoặc các phần của trang web có liên quan hơn và có thẩm quyền hơn.

Silo thư mục: bạn có thể sử dụng kiến trúc trang web để chia trang web thành nhiều chủ đề. Phương pháp này còn được gọi là silo thư mục. Nhóm chiến thuật này giống như việc thắt chặt nội dung theo chủ đề trên trang web của bạn. Ví dụ, nếu bạn đang bán sách, silo thư mục của bạn có thể trông giống như thế này:

Booksite.com/poetry/contemporary.html
Booksite.com/poetry/avantguard.html
Booksite.com/poetry/elegies.html
Booksite.com/poetry/freeverse.html
Booksite.com/poetry/limericks.html
Booksite.com/poetry/haiku.html

Như bạn có thể thấy trong ví dụ trên, tên của mỗi trang chủ đề trên của tôi để vào trang web này. Quy ước đặt tên này sẽ giúp thiết lập các trang của trang web truyền tải thông tin này đến công cụ tìm kiếm.

Đây là ví dụ thứ 3 về silo mà bạn có thể sử dụng trong các nội dung trên trang web của bạn. Mục tiêu của chủ đề này là tạo ra một trang web nào đó tập trung vào chủ đề, từ khóa có liên quan, thân thiện với công cụ tìm kiếm và thân thiện với người dùng.

Nguồn www.thegioiseo.com


Read More...

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Cách thức cân bằng chiến lược xây dựng backlink

Hãy tìm hiểu và học cách cân bằng chiến lược xây dựng backlink của bạn để xây dựng lưu lượng truy cập, mở rộng hình ảnh, và cải thiện thứ hạng. Sau đây là các bước giúp bạn bắt đầu.

Trước tiên, tôi giả định rằng bạn đã có một chiến lược xây dựng backlink và muốn cân bằng chúng. Nếu chưa, thì hầu hết các chiến lược quan hệ công chúng và marketing truyền thống đều có thể chuyển đổi thành kế hoạch xây dựng backlink.

Cách thức cân bằng chiến lược xây dựng backlink

1. Vạch chiến lược cụ thể

Trước tiên, hãy chia chiến lược của bạn thành các bước và các phần chính. Làm như thế, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, từ đó dễ quản lý từng bước chiến lược hơn. Một chiến lược tỉ mỉ sẽ giúp bạn nhìn thấy các yếu tố còn thiếu sót, hoặc các vấn đề tiềm tàng khác.

2. Chia nhỏ từng bước

Tiếp theo, hãy chia từng bước thành các phần nhỏ hơn, hoặc các qui trình nhỏ hơn. Trong quá trình thực hiện, tiến hành ghi chú lại để làm sổ tay hướng dẫn.

Ví dụ: giả sử mục đích của chiến lược liên kết của bạn là để xây dựng một dạng quan hệ nào đó với các website khác – dù đó là mối quan hệ đối tác, đối tượng phỏng vấn, hoặc chỉ là sự tiếp cận chung chung. Một mặt, bạn tiến hành tạo danh sách các website tiềm năng. Mặt khác, bạn tiến hành phân tích sâu từng website đó.

Tại sao phải tách riêng hai công việc này?

Tìm kiếm website tương quan là một hoạt động rất tốn thời gian, và việc đánh giá sơ bộ website ban đầu chỉ nên gói gọn trong vài tiêu chí cơ bản. Làm như vậy, bạn có thể tập trung tìm kiếm nhiều website hơn.

Đánh giá website phải dựa trên sự phân tích. Đó là khi bạn suy xét các yếu tố như tính chi tiết của backlink profile, demographic của người dùng. Sau đó bạn sẽ quyết định liệu website này có phù hợp với chiến lược của bạn hay không.

Khi công việc được chia thành nhiều phần nhỏ hơn, bạn sẽ dễ dàng thuê và đào tạo nhân viên cho từng công việc cụ thể, từ đó giúp bạn dễ cân bằng chiến lược hơn.

Ngoài ra, bạn còn có thể bổ nhiệm công việc cho những nhân viên phù hợp nhất – giúp mang lại kết quả tốt hơn. Một người giỏi về việc tìm kiếm website có thể không giỏi về việc phân tích. Một cá nhân có thể xây dựng mối quan hệ với website khác không có nghĩa anh ta biết cách phân tích website đó.

Tất nhiên sẽ có những người không tán thành với quan điểm này, và cho rằng chỉ cần một người là đủ, nhưng mục đích của chúng ta là cân bằng chiến lược liên kết. Dùng một người dĩ nhiên sẽ hiệu quả, nhưng rất khó cân bằng.

3. Thử nghiệm và kiểm tra

Tiếp theo, bạn tiến hành thực hiện từng bước của qui trình nhưng không quên ghi chú chi tiết để tạo sổ tay hướng dẫn về sau. Điều này sẽ giúp hé lộ các vấn đề (nếu có) cùng các thử thách không lường trước khác.

4. Sổ tay và Checklist

Sau khi kiểm tra xong xuôi chiến lược của bạn, hãy tạo sổ tay hướng dẫn. Nếu không có sổ tay này, bạn sẽ rất khó cân bằng. Hơn nữa, theo thời gian, người ta thường hay quên hoặc không để ý đến chúng nữa. Việc sở hữu một cẩm nang tham khảo sẽ đảm bảo chất lượng cho công việc.

Checklist là một công cụ quan trọng khác giúp bạn cân bằng và duy trì chất lượng theo thời gian. Khi thời gian trôi đi, người ta thường không chú ý hoặc lãng quên các vấn đề đào tạo. Để nhân viên cùng làm việc với một checklist đính kèm sẽ góp phần hạn chế vấn đề này, cải thiện tính hiệu quả, và tăng tốc thời gian đào tạo.

Bằng cách làm theo các bước trên, bạn đã sẵn sàng cho việc triển khai chiến lược xây dựng backlink, và phát triển mạnh hơn nữa.


Theo Làm Marketing

Read More...

Kế hoạch phục hồi từ 5 thảm họa SEO

Hầu hết các doanh nghiệp ít hoặc không có kế hoạch khắc phục thảm họa. Khắc phục thảm họa là một khái niệm khá rộng thậm chí nó cũng có thể sẽ trở thành phạm vi của bộ phận IT mà chúng thường làm hỏng nhiều chiến lược tối ưu công cụ tìm kiếm. Ví dụ, một người quản lý nhân sự cần phải có vai trò khắc phục thảm họa trong việc chuẩn bị nhân sự để đối phó với những thảm họa có khả năng nhất có thể xảy ra trên trang web.
Kế hoạch phục hồi từ 5 thảm họa SEO
“Thảm họa SEO” thường được phân loại thành “sự kiện thuật toán”. Thảm họa SEO đơn giản là nơi mà một người nào đó đặt một tập tin robots.txt để chặn tất cả các chương trình thu thập (đôi khi được áp đặt bởi các nhà cung cấp hosting không có kiến thức, hoặc bị hack, chủ website không có kỹ thuật căn bản...).

Sự kiện Algorithmic không thật sự là thảm họa. Ý tôi muốn nói là nó không phải là một thiên tai hoặc của thiên nhiên mà nó là các liên kết nịnh nọt và nội dung bỗng nhiên lôi cuốn được sự chú ý của thuật toán tìm kiếm mới hoặc bộ lọc. Thảm họa là một sự kiện bất ngờ, nó thường mất khá nhiều thời gian để chất đống đủ cách thực hiện spam để xóa sạch trang web đã thành công được 5, 10 hoặc 15 năm.

Trên thực tế, bạn không nhìn thấy tảng băng nổi bởi bạn đang quá bận rộn đi theo tất cả những lời khuyên SEO mới nhất mà không nghĩ rằng nó mất rất nhiều thời gian để thực hiện nó. Nó chỉ muốn nói với bạn rằng bạn thật sự ngốc vì đã đi theo tất cả những lời khuyên SEO mới nhất.

Vì vậy, dưới đây là các ví dụ về thảm họa SEO và làm thế nào để bạn đối phó với chúng? Có thể “đối phó với chúng” là không thích hợp sau tất cả những gì bạn có thể trong một số trường hợp nó chỉ có thể giảm thiểu rủi ro cho bạn.

Thảm họa SEO thứ nhất: trung tâm dữ liệu Goes Down

Theo kinh nghiệm của tôi thì điều này là phổ biến nhất trong số các thảm họa SEO. Đó là một thảm họa bởi trang web của bạn bị giảm xuống và không có công cụ tìm kiếm đồng nghĩa với việc bạn không có khách truy cập (hoặc bất cứ ai khác) có thể tiếp cận trang web của bạn. Máy chủ của bạn có thể chạy hoàn toàn tốt.

Trung tâm dữ liệu offline bởi một vài lý do bao gồm cả bảo trì theo lịch (bạn thường cảnh báo ngừng hoạt động trong khoảng 5 giờ bất ngờ trở thành 10 tiếng đồng hồ hoặc đến ngày thứ 2 thì ngừng hoạt động). Trung tâm dữ liệu có thể bị mất tất cả các quyền trong một cơn bão lớn hoặc một trận động đất. Các đường kết nối các trung tâm dữ liệu với phần còn lại của Internet có thể được cắt giảm. Tôi đã từng trải nghiệm qua tất cả các kinh nghiệm này.

Một router bị lỗi có thể làm mất toàn bộ trung tâm dữ liệu offline. Một sự thay đổi đơn giản trong phần mềm có thể làm điều đó.

Làm thế nào bạn có thể giảm thiểu rủi ro? Một số người sẽ cho bạn biết rằng việc sử dụng điện toán đám mây và mạng lưới phân phối nội dung sẽ giảm nhẹ mối nguy hiểm này.

Một cách khác để giảm thiểu rủi ro là truyền bá trang web của bạn trên nhiều trung tâm dữ liệu tại các địa điểm cách nhau. Các đám mây và CDN có nghĩa vụ phải làm cho bạn điều này nhưng công nghệ này vẫn còn mong manh và phụ thuộc quá nhiều vào vấn đề quy hoạch và khả năng quản lý kém.

Bạn có cần phải đấu tranh để một trang web được hồi đáp trên nhiều trung tâm dữ liệu? Câu trả lời là Không nhưng bạn cần phải có kế hoạch dự phòng bởi mọi loại thảm họa có thể xảy ra thường xuyên.

Thảm họa SEO thứ hai: một người nào đó làm mất tên miền 

Tên miền bị tấn công mỗi ngày nhưng nguyên nhân phổ biến nhất của việc mất tên miền là do một người nào đó quên thanh toán hóa đơn hoặc đăng ký tắt DNS. Công ty đầu tư vào rất nhiều tên miền thường có xu hướng phức tạp vấn đề không cần thiết trong nhiều cách khác nhau.

Mỗi tên miền được đăng ký có các phương thức thanh toán, thông tin tài khoản hoặc thông tin liên lạc được ghi lại chia sẻ giữa các bộ phận IT, phòng kế toán và bất cứ bộ phận nào chịu trách nhiệm “quản lý” các tên miền (IT thường xử lý các máy chủ).

Nếu một tên miền bị tấn công, bạn sẽ phải làm việc thông qua một hệ thống phức tạp để lấy lại quyền kiểm soát tên miền. Cách đơn giản nhất để đối phó là phải có một tên miền dự phòng và di chuyển tất cả nội dung sang tên miền đó.

Bạn đã mất tất cả lưu lượng truy cập ở tên miền cũ nhưng bạn cần phải hoạt động ngay lập tức để đối phó với những thảm họa liên tiếp xảy ra. Nếu hệ thống gặp thất bại trong việc ngăn chặn thảm họa thì nó sẽ cản trở nỗ lực phục hồi của bạn, vì vậy nếu không có tên miền dự phòng thì con đường phục hồi của bạn sẽ bị chậm lại.

Khi bạn nhận được quyền kiểm soát của các tên miền cũ, bạn có thể chuyển hướng nội dung sang tên miền gốc.

Thảm họa SEO thứ ba: một người nào đó đó dumps tên miền cũ

Lý thuyết này không phải là một thảm họa vì cần phải có tín hiệu cảnh báo. Tuy nhiên, một số công ty lớn đã thiết kế và thực hiện các chiến dịch hoàn chỉnh mà không nói cho bất cứ ai có trách nhiệm giám sát và đo lường lượng truy cập tìm kiếm.

Khi bạn đang xem trên EXAMPLE.COM và hôm sau bạn xem trên EXAMPLE.NET mà không nhận được lượng truy cập tìm kiếm (hoặc bât kỳ truy cập khác).

Tình huống lý tưởng đòi hỏi các chuyên gia SEO phải thiết kế một chiến lược chuyển đổi thích hợp. Thảm họa hoàn toàn ngược lại: bạn không thể quay trở lại tên miền cũ và bạn không có cách nào khác để thực hiện chuyển hướng 301.

Đầu tiên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách liên tục đào tạo bất cứ ai và tất cả mọi người trong công ty về cách quản lý quá trình chuyển đổi từ tên miền cũ sang tên miền mới. SEO đừng bao giờ đứng theo góc độ thay đổi tên miền mà phải đứng trên góc độ là người ủng hộ lớn nhất đối với việc này.

Thứ hai, bạn nên biết người chịu trách nhiệm cho tất cả các quan hệ đối tác đã dẫn đến các liên kết quan trọng của tên miền cũ. Làm việc với những người là đối tác trực tuyến để cập nhật các liên kết của họ càng sớm càng tốt. Giúp mọi người chuẩn bị một tin nhắn chuyên nghiệp để tất cả mọi người trong công ty biết tất cả sự thay đổi đã đến và bây giờ nó được thực hiện. Đừng biến đồng nghiệp của bạn thành một kẻ ngu ngốc trước đối tác kinh doanh của công ty.

Thứ ba, bạn nên có danh sách tất cả các liên kết, tôi rất cẩn thận vì có những liên kết không nên mua hoặc người khác đã dành rất nhiều thời gian và nỗ lực đạt được.

Hầu hết các SEO đã thất bại trong việc nắm bắt tác động của các liên kết đối với sự thành công của một trang web. Nếu công ty của bạn phụ thuộc vào các liên kết để thành công thì nó sẽ thực hiện kém trong quá trình chuyển đổi tên miền. Chỉ cần thay đổi tên miền với những nỗ lực tiếp cận cộng đồng và bạn đừng băn khoăn về các liên kết đã bị mất.

Thảm họa SEO thứ tư: một người nào đó đã đẩy bạn ra khỏi SERPs

Tôi không nói về SEO tiêu cực, nó chỉ có thể là một vài đối thủ cạnh tranh đã đẩy bạn ra và vượt qua bạn trong các truy vấn cụ thể nào đó. Điều đầu tiên cần làm là để đánh giá thiệt hại tài chính. Bạn bị mất bao nhiêu doanh thu vì SERPs mới điều chỉnh? Nếu đó là một số lượng không đáng kể thì bạn cần phải tìm một cách để mọi người nhìn vào doanh thu chứ không phải là SERPs.

Tuy nhiên, nếu bạn bị mất doanh thu đáng kể thì bạn nên tìm cơ hội cho các chiến lược tối ưu tìm kiếm mới. Đây là một chiến lược phi lý nhưng nếu bạn có thể nhận được tất cả sự ủng hộ của mọi người thì bạn có thể sẽ tăng doanh thu của bạn theo một hướng khác. Phục hồi vị trí bị mất là một chiến lược có nguy cơ cao với nhiều hậu quả tiêu cực được tiềm ẩn ở bên trong.

Thảm họa SEO thứ 5: công ty xóa rất nhiều nội dung

Khi công ty "loại bỏ nội dung trùng lặp" hoặc bất cứ điều gì khác mà họ mơ ước dẫn đến mất lưu lượng truy cập. Khi công ty quyết định cho các chiến dịch cũ "nghỉ hưu" và tất cả nội dung đã bị xóa hoặc họ cho rằng nên thay đổi sáng kiến. Các trang web có thể được chuyển đổi mà không có một lời cảnh báo nào cho SEO. Tên miền phụ biến mất, trang web thứ cấp được chuyển hướng sang tên miền mới...

Khi công ty đã giải quyết xong nói chung là họ không muốn quay trở lại với những gì bạn có trước đây. Do đó, bạn phải đưa ra một kế hoạch dự phòng - một số cách mới hoặc cải tạo hoặc thay thế nội dung cũ sẽ không bao giờ được phép nhìn thấy ánh sáng của ngày trở lại.

Bạn giảm thiểu rủi ro này bằng cách ở lại trong vòng lặp. Bạn không cần phải chiến đấu với mỗi thay đổi được đề xuất, thay vào đó bạn chỉ muốn có được trước những thay đổi này. Nó không phải là công việc của SEO để bảo vệ trang web được tối ưu hoàn hảo. Thay vào đó, nó là công việc của SEO để hướng dẫn chiến lược của công ty thông qua bất cứ điều gì để quá trình chuyển đổi được thực hiện như là kết quả của việc thay đổi các chiến lược kinh doanh.

Nếu bạn cảm thấy không thích hợp với việc giúp đỡ để thực hiện quá trình chuyển đổi SEO thành công thì bạn cần phải tìm một công việc khác phù hợp.

SEO phục hồi thảm họa

Người nào đó sẽ viết code lại trên trang web, đóng băng các trình duyệt người dùng, tăng gấp đôi các điều hướng và tải tất cả các trang trên trang web với từ khóa và nếu không tìm thấy một số cách để làm điều thực sự ngu ngốc tới trang web.

Bạn cần phải có kế hoạch SEO cẩn thận và cần phải có kế hoạch SEO dự kiến để khắc phục với cảnh báo không đầy đủ. Công việc của bạn không phải là để khiển trách những người không biết gì bởi không ai có thể biết tất cả mọi thứ hoặc dự đoán trước tất cả các hậu quả có thể xảy ra.


Nguồn www.waytomarketing.com

Read More...

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Dự đoán tương lai Seo năm 2014

Chúng ta đang ở những ngày đầu tiên của năm 2014 (theo lịch ta), năm cũ đã qua và năm mới đã đến. Cũng đã đến lúc chúng ta ngồi lại một chút để suy ngẫm một vài điều đã xảy ra trong SEO năm qua và suy nghĩ, dự đoán những điều có thể đến trong năm nay. Google nổi tiếng khó đoán trước khi họ luôn là người đi đầu trong việc đổi mới công nghệ và thường không bao giờ có một thông báo nào trước mỗi khi cập nhật thuật toán. Tuy nhiên, những người tham gia ngành SEO đủ lâu đều có thể dự đoán một vài điều sắp hoặc có khả năng xảy ra trong một tương lai gần. Dưới đây là vài dự đoán cho năm 2014.


1. Sẽ ít cập nhật thuật toán được Google công bố hơn

Cuối năm ngoái, Google đã cảnh báo chúng ta rằng các bản cập nhật cho Penguin và Panda có thể đã được bao gồm những thay đổi liên quan đến thuật toán mới nói chung. Nếu bạn thường xuyên ghé qua các diễn đàn webmaster lớn sẽ dễ dàng nhận thấy có rất nhiều thông tin liên quan đến các đợt biến động lớn liên quan đến ranking của từ khóa nhưng không có nhiều thông báo liên quan đến việc cập nhật thuật toán chính thức nào từ Google (Google đã cử ngưởi chịu trách nhiệm phát ngôn trên các diễn đàn lớn này). Cuối năm ngoái, chúng ta chứng kiến sự ra đời của Hummingbird, đã bao gồm tất cả những cập nhật mới nhất liên quan đến thuật toán. Vì vậy, rất có khả năng những thông báo cập nhật thuật toán nhỏ lẻ sẽ không được Google công bố nữa, mặc dù vậy những cập nhật thuật toán lớn có thể vẫn được công bố.

Tôi đang tưởng tượng ra cảnh Google mệt mỏi khi mỗi lần công bố những cập nhật nhỏ lẻ đều bị giới SEO mũ đen mổ xẻ, tìm cách khai thác với liên kết và nội dung chất lượng thấp. Thay vì họ công bố những thay đổi của mình, họ sẽ thực hiện thay đổi một cách âm thầm để tránh bị khai thác và chỉ công bố những thay đổi lớn mang tính chất chung chung để không ảnh hưởng đến toàn bộ thuật toán của mình.

Lời khuyên: đừng qua mặt Google. Chắc chắn rằng bạn xây dựng liên kết dựa trên những nguyên tắc được Google cho phép và cố gắng cập nhật chúng thường xuyên.

2. Nội dung lớn hơn, chuyên sâu hơn

Google không cung cấp thông tin về từ khóa nhiều như trước nữa. Bạn sẽ không hoặc khó có thể biết được những từ khóa nào mang đến cho bạn nhiều khách hàng nhất để xây dựng nội dung phù hợp. Bạn có thể đoán mò từ khóa ấy hoặc mở rộng hơn nữa nội dung để tăng phạm vi bao phủ từ khóa, tăng thông tin phù hợp với khách hàng để họ tiếp cận nhiều hơn với thông tin họ cần.

“Big Content” là một thuật ngữ được sử dụng bởi Dr Peter J Meyers – một chuyên gia SEO của Moz, mặc dù ông mô tả nó như một thuật ngữ … mơ hồ và vô dụng. Nhưng theo ý kiến cá nhân mình, tôi cho rằng đây là một thuật ngữ hay để chỉ xu hướng content trong một hoặc vài năm tới đây. Dự đoán SEO thứ 2 của tôi trong năm nay đó là các nhà tiếp thị trưc tuyến (marketer) sẽ phá vỡ những giới hạn về nội dung đã có để xây dựng một khối lượng nội dung lớn hơn, rộng hơn. Có nội dung tốt giờ đây không đủ để xếp hạng và đánh giá nữa. Cần có nhiều nội dung hơn nữa, chuyên sâu hơn nữa thậm chí là những nội dung mà hiện tại chúng ta chưa thực sự cần đến. Xây dựng một Content System là một việc bạn nên làm. 

Bạn sẽ không cảm thấy lạ khi một bài viết được xếp hạng cao chỉ với 500 ký tự nữa. Nhưng nếu nhìn về phía trước, tôi nghĩ có thể viết nhiều hơn đến 2000 từ sẽ có thể tăng thêm giá trị cho bài viết do tăng lượng thông tin mà họ cung cấp (và thậm chí gia tăng được cả nội dung liên quan đến liên kết). Nhiều trường hợp giá trị của nội dung không chỉ nằm ở những thông tin mà nó cung cấp, chúng ta có thể nhận được những cập nhật, những liên kết ngược trở lại với nội dung phụ trợ bên trong nội dung bài viết nữa.

Lời khuyên: đầu tư thời gian, công sức để sáng tạo nội dung. Bạn có thể thuê, hợp tác với các blogger nổi tiếng hoặc bạn bè bạn để phát triển nội dung. Cố gắng theo một mảng nội dung cụ thể và nhất quán trên toàn hệ thống. Và nếu trong trường hợp bạn không thể bao phù được một mảng nội dung lớn, hãy viết nhều bài nhỏ lẻ liên quan đến một chủ đề để khiêu khích sự quan tâm của người đọc.

3. Social Authority ảnh hưởng đến thứ hạng

Đã có nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa xảy ra giữa những người làm tiếp thị trực tuyến với nhau xem mạng xã hội có ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm hay là lượng truy cập, khả năng truy cập của người dùng. Và dữ liệu hồi đầu năm nay được thu thập bởi Moz đã cho thấy mạng xã hội có ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm, đặc biệt là mạng xã hộ Google+ của Google.

Dự đoán tương lai Seo năm 2014

Ảnh hưởng của Social Authority

Tuy nhiên, các công cụ tìm kiếm dường như đã không coi trọng truyền thông mạng xã hội (social media) như liên kết bởi vì like/share rất dễ có được. Rõ ràng chia sẻ nhiều hơn sẽ dẫn đến traffic nhiều hơn và khả năng hiển thị lớn hơn. Vì vậy nếu một số lượng lớn người truy cập vào một trang nào đó, sau đó Google sẽ chú ý đến nó đối với một chủ đề cụ thể. Những hồ sơ cá nhân trên mạng xã hội có giá trị lớn như Matt Cutts, Larry Page hay Justin Bieber chắc chắn sẽ có thể cải thiện được thứ hạng của một website nào đó nếu họ chia sẻ website đó trên feed của họ.

Google+ được sử dụng nhiều bởi các nhà tiếp thị trực tuyến, những người chắc chắn gắn thẻ tác giả rel=author vào trang cá nhân của họ và khai báo cộng tác viên đối với một website nào đó. Nhưng theo tôi, một lượng lớn người sử dụng Google+ không phải là dân trong ngành hoặc thậm chí họ không sử dụng Google+ cho mục đích kết nối mạng xã hội của mình. Họ đơn giản chỉ là người sở hữu một tài khoản Gmail hoặc YouTube và hiển nhiên có một tài khoản Google+. Cho nên phần lớn – theo tôi tưởng tượng là chúng chủ yếu được tạo ra mà không có sự tương tác nào cả.

Lời khuyên: tương tác với các tài khoản mạng xã hội có liên quan đến ngành của bạn và thường xuyên đăng những tin tức có liên quan đến ngành nghề của bạn để những bài này đến với đúng đối tượng mục tiêu hơn là những tài khoản không hoạt động.

4. Sự chấm hết của Seo khi sử dụng từ khoá chính xác

Có vẻ Google không muốn làm thông điệp của họ rõ ràng hơn: Nếu bạn cố gắng tìm kiếm một vị trí xếp hạng cao thông qua việc xây dựng liên kết cho một từ khóa xác định nào đó bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí thất bại hoặc bị trừng phạt. Có rất nhiều bài viết chia sẻ rằng không phải hoàn toàn là chúng ta hết cách, nhưng tôi không nghĩ chúng ta khó mà nghĩ ra cách để liên kết của chúng ta tự nhiên đủ đề qua mặt Google.

Liên kết trong nội dung đang có xu hướng là một phần của cấu trúc câu và không có từ khóa cụ thể nào được xác định. Do đó bạn cần phải làm cho bài viết tự nhiên hơn không chỉ cho công cụ tìm kiếm mà cả người đọc.

Lời khuyên: tạo sự tự nhiên và thích hợp cho từ khóa đầu tiên và quan trọng nhất, sử dụng thương hiệu cho anchor text là chủ yếu trong kế hoạch của bạn. Chú ý các từ khóa xung quanh liên kết khi không sử dụng anchor text.

5. Ảnh hưởng của sự tương thích với thiết bị di động sẽ tăng

Đây là điều chúng ta đã nghe nói nhiều trong các dự đoán SEO trước đây. Nhưng năm nay sẽ là năm chúng ta chứng kiến sự thống trị của các thiết bị di động cũng như sự ảnh hưởng của nó đối với thế giới internet lớn nhất và các kĩ thuật tối ưu hóa website trên điện thoại (web responsive) thống trị ngành công nghiệp thiết kế website như thế nào. Cách con người tương tác với website đã thay đổi rất nhiều trong 5 năm qua và cùng với sự gia tăng của thị trường điện thoại di động thông minh và tốc độ truy cập dữ liệu. Kết quả là bây giờ hầu như mọi người tương tác với internet thông qua các thiết bị di động nhiều hơn so với máy tính để bàn của mình, do đó việc tối ưu hóa website trên các nền tảng di động trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Google đã luôn tập trung vào khả năng thiết kế và tính linh hoạt đối với các thiết bị di động, một website hiển thị tốt trên một thiết bị di động sẽ là một chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa dẫn khách hàng đến với bạn tốt nhất và nhanh chóng nhất.

Lời khuyên: bạn nên kiểm tra Google Analytics để xem bao nhiêu phần trăm khách hàng truy cập website của bạn thông qua thiết bị di động và xác định xem website của bạn phải cần được tối ưu hóa cho điện thoại di động hay không. Nếu bạn là một doanh nghiệp hoạt động ở một khu vực xác định, bạn cần phải có tài khoản Google+ với địa điểm cụ thể để đảm bảo website bạn được liệt kê vào Google Map. Thường người dùng sẽ tìm kiếm các doanh nghiệp ở địa điểm gần họ khi họ có nhu cầu về mộ vấn đề nào đó. Dĩ nhiên, hãy chắc chắn rằng tran web của bạn có các hình thức đặt hàng và liên lạc dễ dàng, dễ tìm thấy.

Lời kết 

Bất kể SEO có như thế nào đi chăng nữa, tôi có thể chắc chắn rằng Google sẽ tiếp tục nâng cấp thuật toán, không ngừng phát triển và đổi mởi hệ thống của mình. Những gì bạn cần làm là nắm rõ những giá trị cốt lõi mà Google luôn hướng đến, bám theo những giá trị đó để thích ứng và đổi mới chính mình.

Những dự đoán tôi đưa ra ở trên có thể đúng, có thể sai vì nó đơn giản cũng chỉ là những dự đoán của tương lai. Nếu bạn có một dự đoán nào nữa hoặc muốn trình bày quan điểm của mình về những thay đổi Google có thể triển khai trong năm nay. Hãy bình luận…

Bài viết của tác giả Nguyễn Duy Nhân (nhanweb)

Read More...

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Tool Fetch as Google giúp index nội dung nhanh hơn

Bằng cách sử dụng các chức năng khác nhau mà Google Webmaster Tools có thể đảm bảo cho trang web của bạn được chạy tốt. Hai công cụ SEO mà chúng tôi sử dụng thường xuyên và rất hữu ích trong việc thu thập các báo cáo lỗi và submit Sitemap.

Fetch cung cấp cho người dùng một cơ hội để submit URL để lập chỉ mục. Điều đáng ngạc nhiên là công cụ này thường được khai thác bởi các blogger, các webmaster và được sử dụng trong các chiến lược SEO. Đây là một cách thuận tiện để đẩy nhanh tốc độ nếu bạn có nội dung mới mà bạn muốn được khám phá và tìm thấy trong các SERP.

Các chủ sở hữu trang web và các nhà tiếp thị thường xuất bản trang web mới hoặc các bài viết trên blog của họ và chờ đợi để hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google (điều này có thể mất vài tuần hoặc thậm chí có thể là vài tháng). Một số nhà tiếp thị chuyên nghiệp hơn sẽ đảm bảo rằng bất kỳ nội dung mới nào trong sitemap XML sẽ được submit sitemap lên Google và Bing.


Bạn có thể sử dụng công cụ Fetch để submit liên kết để được các công cụ tìm kiếm đánh chỉ mục. Google nói rằng họ sẽ thu thập dữ liệu URL trong vòng một ngày bằng cách sử dụng phương pháp này, tuy nhiên tôi đã nhìn thấy các trang web và các bài viết trên blog hiển thị trong SERPs trong vòng chưa đầy 5 phút bằng cách sử dụng công cụ này.

Một nhà tư vấn tiếp thị đã từng hỏi tôi rằng phải mất bao lâu để một trang web mới được hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google. Ông nói rằng ông và các webmaster đã xây dựng một trang web mới cách đây hai tháng và nó vẫn không hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google. Các webmaster luôn nói với ông ta rằng nó có thể mất vài tuần và ông cần phải chờ đợi.

Tôi đã submit trang web của mình bằng cách sử dụng công cụ Fetch và chỉ mất vài phút nó đã được hiển thị trong SERPs. Công cụ này rất dễ để sử dụng và bạn có thể dùng thử. Dưới đây là các bước:

Bước 1: Vào Google Webmaster Tools

Từ màn hình chính của Google Webmaster Tools, bạn chọn tên miền, mở rộng menu Crawl và sau đó click vào menu Fetch as Google:

Tool Fetch as Google giúp index nội dung nhanh hơn
Tool Fetch as Google giúp index nội dung nhanh hơn

Bước 2: Fetch as Google

Nhập trang web của bạn hoặc URL và nhấn vào nút FETCH

Tool Fetch as Google giúp index nội dung nhanh hơn

Bước 3: Submit để Index

Đầu tiên xác nhận Fetch Status đã thành công. Nếu Googlebot thành công có thể lấy trang web của bạn và bạn có thể submit trang đó vào chỉ mục của Google. Bạn chỉ cần nhấn vào nút Submit to index:

Tool Fetch as Google giúp index nội dung nhanh hơn

Bạn có thể submit URL của chính nó (giới hạn 500 URL mỗi tuần/mỗi tài khoản Webmaster Tools) hoặc URL và tất cả các trang liên kết đến nó (giới hạn là 10 URL mỗi tháng/mỗi tài khoản Webmaster Tools).

- URL: Chọn nếu trang của bạn là mới hay đã được cập nhật gần đây. Google không đảm bảo lập chỉ mục tất cả các URL đã gửi.
- URL và tất cả các trang liên kết: chọn nếu trang web của bạn đã thay đổi đáng kể. Google sẽ sử dụng URL này như là điểm khởi đầu để chỉ mục nội dung trang web của bạn. Google không đảm bảo chỉ mục tất cả các trang trên trang web của bạn.

Tool Fetch as Google giúp index nội dung nhanh hơn

Giúp Google hiểu đó là nội dung khởi tạo trên trang web của bạn

Bạn đã từng thấy trang web nào scrape nội dung của bạn rồi sau đó xếp hạng cao hơn chưa? Điều này có thể xảy ra khi các trang web lấy nội dung của bạn từ RSS và sau đó được thu thập bởi Googlebot sớm hơn trang web của bạn. Nếu một trang web khác có tỷ lệ thu thập dữ liệu thường xuyên hơn và tên miền có thẩm quyền cao hơn thì chúng có thể được coi là người sáng tạo nội dung của bạn.

Dưới đây là một câu hỏi có liên quan được Matt Cutts đề cập đến trong đoạn video dưới đây:

Google thu thập trang web A mỗi giờ và trang web B một lần/một ngày. Trang web B viết một bài viết, trang web A thay đổi thời gian bài viết. Trang web A được Googlebot thu thập đầu tiên. Nội dung trên trang web nào sẽ được xuất hiện đầu tiên trong mắt của Google và trang web nào sẽ được xếp hạng cao? Nếu đó là trang web A thì làm thế nào để mang lại công bằng cho trang web B?”.

Cutts đã cung cấp một vài gợi ý trong đoạn video đó là sử dụng công cụ Fetch as Google để chống lại các trang web sao chép nội dung của bạn mà được xếp hạng cao hơn.

Kết luận

Công cụ Fetch as Google như một kho vũ khí trong các thủ thuật tiếp thị giúp nội dung mới của bạn luôn đứng trước mặt công cụ tìm kiếm của Google một cách nhanh nhất. Đây là các bước giúp bạn có thể kiểm tra nhanh chóng khi tạo nội dung mới và tạo một thói quen tốt khi thực hiện để được tìm thấy sớm hơn mỗi khi bạn xuất bản một trang hay một bài viết trên blog. Sau đó, bạn có thể chờ đợi để xem kết quả tìm kiếm được xuất hiện một cách nhanh chóng.

Nguồn www.thegioiseo.com


Read More...

Thủ Thuật SEO: Sàng Lọc Nội Dung – Dùng Category hay Tag?

Một trong những đề tài chúng tôi nhận thấy được thảo luận nhiều nhất trong WordCamps và các sự kiện khác chính là: thủ thuật nào đem lại lợi ích cho SEO nhiều hơn – “Category hay Tag”? Sự khác biệt giữa Category và Tag như thế nào? Một website WordPress dùng bao nhiêu Category là đủ? Bao nhiêu lại quá nhiều? Ta có thể đăng một bài viết trong nhiều Category khác nhau hay không? Liệu có giới hạn nào trong việc sử dụng số lượng Tag cho từng bài viết không? Các Tag có hoạt động như các meta từ khóa không? Có lợi ích SEO nào nhận được nếu chúng ta sử dụng số Category vượt trội số lượng Tag, và ngược lại không? Tuy một số người có đăng bài bình luận về chủ đề này trên một số website, nhưng chúng thường không nhất quán và thiếu triệt để. Nếu bạn cũng đang gặp phải khúc mắc trong những câu hỏi này, hy vọng bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho mình sau khi đọc xong bài viết, để từ đó tạo các thay đổi cần thiết cho trang blog.

Trước khi thảo luận bất cứ câu hỏi nào được nêu ở trên, chúng ta cần tìm hiểu Category và Tag là gì? Trong WordPress, cả Category và Tag đều được hiểu là sự phân loại nội dung. Mục tiêu duy nhất của chúng là sàng lọc nội dung để cải thiện tính tiện dụng cho website. Tức là khi người dùng truy cập website, họ có thể xem lướt nội dung theo chủ đề thay vì xem theo trình tự thời gian các bài viết được đăng tải.


Đâu là sự khác biệt giữa Category và Tag?

Category có chức năng nhóm các bài viết của bạn theo các chủ đề tổng quát. Hãy xem chúng là các chủ đề chung chung, hay mục lục nội dung trên website của bạn. Category giúp người đọc nắm được nội dung chủ đạo của trang blog. Nó giúp khách truy cập tìm đúng loại nội dung cần tìm trên website. Category là một hệ thống cấp bậc, do đó, bạn có thể tạo ra các Category con.

Tag mô tả các chi tiết thông tin mang tính cốt lõi của bài viết. Hãy xem chúng như các từ khóa phân loại nội dung của website. Chúng là các từ bạn có thể sử dụng để phân nhỏ nội dung của bạn. Tag không mang tính cấp bậc.

Giả sử bạn có một trang blog cá nhân – nơi bạn tự do viết về cuộc sống của mình, với các Category như: Âm nhạc, Ẩm thực, Du lịch, Bài viết ngẫu hứng và Sách yêu thích. Khi bạn viết một bài về những gì bạn đã ăn, bạn sẽ bỏ nó vào Category Ẩm thực, và chèn các tag như pizza, mì ống, bò nướng, v.v

Một trong những khác biệt lớn nhất giữa Tag và Category chính là: bạn phải dùng Category để phân loại bài viết của bạn. Nhưng bạn không cần phải bổ sung các Tag. Nếu bạn không phân loại bài viết, nó sẽ được xếp vào mục “Uncategory” – “Chưa được phân loại”  của website – mà người ta thường đặt tên chúng là Các Bài Viết Khác, Không Đề, v.v

Một khác biệt khác nữa chính là cấu trúc permalink (url) của Tag và Category. Nếu bạn đang sử dụng cấu trúc permalink (URL) tùy chỉnh, khi đó phần tiếp đầu ngữ nội dung sẽ rất khác biệt. Ví dụ:

http://yoursite.com/category/food/ và http://yoursite.com/tag/food/


Website WordPress nên có tối đa bao nhiêu Category?
Chúng ta vẫn chưa được hỗ trợ chức năng chèn Tag cho đến khi phiên bản WordPress 2.5 ra mắt. Chúng ta từng có các danh sách Category rất dài, vì người ta buộc phải dùng chúng để xác định các tiểu chi tiết. Sau đó, các Tag được bổ sung để cải thiện tính tiện dụng cho website. Và như thế, chúng tôi nghĩ rằng việc tạo các Category sẽ không có con số tối ưu cụ thể. Con số này thay đổi tùy theo độ phức tạp của website. Tuy nhiên, để đảm bảo một cấu trúc nội dung hợp lý và tính tiện dụng cho trang web, bạn cần dùng đến các Tag và Sub-category.

Category được dùng để nhóm các bài viết với nhau theo từng chủ đề. Tốt nhất, bạn nên bắt đầu từ các Category tổng thể, rồi tiếp tục mở rộng các Sub-category khi website phát triển hơn. Với kinh nghiệm quản lý khá nhiều trang blog, chúng tôi nhận ra các trang blog luôn luôn phát triển. Bạn chẳng thể nào xác định các Category chính xác ngay từ đầu. Vì khi mới bắt đầu, bạn chỉ có thể viết một bài mỗi ngày. Thậm chí từ 3-5 bài/ngày. Việc tạo ra 30 Category chính sẽ trở nên vô nghĩa, đặc biệt là khi một vài trong số chúng chỉ chứa một hoặc hai bài viết. Tốt nhất, bạn nên bắt đầu với năm Category tổng thể nhưng cung cấp nội dung mới, thay vì 30 Category nhưng hầu hết đều không được cập nhật.

Lấy ví dụ như thế này: giả sử chúng ta bắt đầu xây dựng một trang blog mạng xã hội vào năm 2012 để chia sẻ các tài liệu hướng dẫn, tin tức, công cụ, case study, v.v. Chúng ta muốn tạo các Category chính như Twitter, Facebook, Google+, LinkedIn, v.v. Và với mỗi Category chính, chúng ta sẽ tạo các Sub-category như công cụ, tài liệu hướng dẫn, case study, tin tức, v.v. Tuy nhiên, lối tư duy này chỉ đem lại hiệu quả ngắn hạn, chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải các vấn đề phát sinh trong tương lai. Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các mạng xã hội này chết đi và một mạng khác bước vào cuộc chơi? Khi đó, bạn buộc phải bổ sung thêm một Category chính và các Sub-category tương ứng khác.


Tốt hơn hết là bạn nên tạo ra các Category tổng quát có thể tính trước mọi khả năng và liệu cách ứng phó ngay từ đầu. Bạn có thể tạo các Category như Tài Liệu Hướng Dẫn, Tin Tức, Case Study, Công Cụ, v.v. Nhưng, làm sao để người ta biết rằng chúng nói về Twitter? Các Category của bạn không nhất thiết phải đảm trách toàn bộ công việc này. Đây chính là lúc các Tag xuất hiện. Giả sử bạn viết một bài hướng dẫn về Twitter, bạn chỉ cần chèn Tag ‘twitter’ là được. Trong bản thiết kế, bổ sung thêm phần Các Chủ Đề Thông Dụng và dùng thao tác tay tạo liên kết trỏ đến các Tag phổ biến như Twitter, Facebook, Google+, v.v.

Khi nào cần bổ sung Sub-category?
Giả sử bạn là người thường viết Case study và thỉnh thoảng, bạn cũng phỏng vấn các chuyên gia để làm Case study. Vì không có Category nào với tên gọi “phỏng vấn các chuyên gia”, nên bạn cần chèn Tag này cho Case study đó. Nếu bạn thực hiện rất nhiều cuộc phỏng vấn như thế này và tag ‘phỏng vấn chuyên gia’ có hơn 10 bài viết nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, bạn cần cân nhắc đến việc bổ sung Sub-category ‘phỏng vấn chuyên gia’ cho Category chính “Case Study” này.

Tất nhiên, bạn cần phải coi lại các bài viết cũ để chỉnh sửa chúng. Nếu cấu trúc URL của bạn là /danhmuc/tenbaiviet/, khi đó, cần đảm bảo bạn có sử dụng plugin Chuyển Hướng. Nó sẽ tự động chuyển hướng các bài viết được chỉnh sửa này sang URL mới nhưng vẫn đảm bảo thứ hạng hiện có.

Có nhất thiết phải dùng Sub-category không?

Dĩ nhiên là không. Bạn luôn có thể dùng các Tag phổ biến để làm Tag. Trong ví dụ trên, hầu hết các bài viết đều dùng một Tag cho một mạng xã hội nào đó như twitter, facebook, v.v. Nhưng chúng ta không tạo chúng như các Category. Lý do duy nhất để bạn chèn thêm Sub-category là để giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung hơn. Và bạn luôn có thể chèn Tag Phỏng Vấn Chuyên Gia ở đâu đó trên website của bạn.

Nhưng nên nhớ, mục tiêu cốt yếu của cả Category và Tag là giúp người dùng dễ dàng xem lướt website của bạn hơn.


Đăng cùng một bài viết cho nhiều Category liệu có được không?

Có lẽ bạn đã đọc được đâu đó trên các website khác rằng: nếu chèn cùng một bài viết cho nhiều Category khác nhau, bạn có thể gây tổn hại cho SEO. Có người còn nói, bạn sẽ bị phạt penalty vì tội tạo ra nội dung trùng lắp. Chúng tôi nghĩ rằng các phát biểu này không phải lúc nào cũng đúng. Trước hết, bạn không nên lạm dụng SEO. Nên nhớ, bạn sàng lọc nội dung là để giúp người dùng tìm thấy chúng dễ dàng hơn. Tùy theo các chủ đề mà Category được thành lập, bạn sẽ có khuynh hướng đăng cùng một bài viết cho nhiều Category hay không. Chẳng hạn như, nếu trang blog của bạn có ba Category: Quảng Cáo, Marketing, và SEO. Các bài viết của bạn sẽ có xu hướng rơi vào nhiều Category khác nhau. Phải chăng bạn nên cần đến một Category tổng thể cho cả ba Category này? Phải chăng chúng nên nằm trong Category Kinh Doanh? Hoặc bạn có thể tạo một Category với tên gọi Quảng Cáo & Marketing. Sau đó tạo Sub-category SEO cho Category đó.

Không hề có lợi ích SEO nào ở đây khi bạn chèn bài viết cho nhiều Category. Nhưng nếu bạn nghĩ điều này có thể giúp ích cho người dùng của bạn, hãy cứ chèn bài viết một cách thoải mái. Tuy nhiên, nếu nhận thấy vấn đề này thường xuyên xảy ra, đã đến lúc bạn phải cấu trúc lại các Category của bạn. Có lẽ bạn cần chuyển một số Category này thành Tag hoặc là chuyển thành Sub-category của một Category chính nào đó. Tất cả đều nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Nếu bạn thực sự quan tâm đến hình phạt penalty vì nội dung trùng lắp, khi đó chỉ cần đánh dấu ô (noindex, follow) trong phần Taxonomies bằng cách sử dụng WordPress SEO bởi Yoast plugin.

Nếu bạn muốn (noindex, follow) một Category cụ thể, chỉ cần điều chỉnh lại Category đó. Yoast plugin có phần cài đặt vượt trội hơn hẳn phần cài đặt tổng thể.

Nói chung, khi bạn (noindex, follow) một yếu tố nào đó thì chip thu thập của Google và các công cụ tìm kiếm khác sẽ đi theo tất cả các liên kết bài viết trong các category này để đánh chỉ mục tất cả các bài viết. Tuy nhiên, không đánh chỉ mục các thư mục Category chính để tránh trường hợp nội dung trùng lắp.

Tóm lại như thế này: WordPress cho phép bạn chèn một bài viết cho nhiều Category tùy thích. Bạn có thể tùy ý chèn bài viết cho nhiều Category khác nhau, miễn điều đó hữu ích cho người dùng của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn xem các Category như Mục Lục, Nội Dung mà trong đó, các bài viết là các chương khác nhau thì theo bạn, liệu một chương có thể nằm trong hai phần khác nhau không? Câu trả lời đã quá rõ ràng là KHÔNG THỂ.

Số lượng Tag trong từng bài viết có giới hạn hay không?

Câu trả lời rất ngắn gọn là: KHÔNG. WordPress KHÔNG giới hạn số Tag mà bạn có thể chèn vào một bài viết cụ thể. Bạn có thể chèn cả ngàn Tag nếu thích. Tuy nhiên, mục đích của việc dùng Tag là liên kết các bài viết lại với nhau. Một lần nữa, hãy xem các Tag như bảng phụ lục trong cuốn sách của bạn. Chúng là những từ khóa phổ biến bạn có thể sử dụng để kết nối sơ các bài viết với nhau. Người dùng sẽ dễ dàng tìm thấy bài viết của bạn hơn, đặc biệt là khi họ sử dụng chức năng tìm kiếm WordPress. Sẽ rất hữu ích nếu bạn dùng Tag để phục vụ cho người dùng. Nhưng bạn không nên chèn quá 10 Tag trừ khi có lý do chính đáng. Chẳng hạn như: nếu bạn đang quản lý trang blog bình luận phim, bạn có thể chèn rất nhiều Tag: tên diễn viên nam / diễn viên nữ (riêng yếu tố này cũng chiếm hơn 10 Tag), vì bạn có thể bình luận rất nhiều phim liên quan đến Adam Sandler. Nhưng với các trường hợp ít nổi tiếng khác, bạn nên giới hạn số lượng Tag sử dụng. Nếu không, bạn sẽ nhận thấy rằng có thể mình đã dùng đến 10.000 tag nhưng chỉ có 300 bài viết trên website.

Tag có hoạt động như Meta từ khóa?

Người ta thường nhầm lẫn các Tag như các Meta từ khóa trên trang blog. Đó là lý do tại sao họ luôn cố gắng chèn càng nhiều Tag càng tốt. Nhưng Tag KHÔNG PHẢI là các Meta từ khóa. Ít nhất là chúng không được mặc định như vậy. Các plugin nổi tiếng như WordPress SEO của Yoast cho phép bạn sử dụng Tag như các Meta từ khóa. Nhưng nếu bạn không điều chỉnh tính năng cho các plugin này như thế, các Tag của bạn SẼ KHÔNG hoạt động như Meta từ khóa được.




Category và Tag: Cái nào tốt cho SEO hơn?

Câu hỏi thường xuyên được đặt ra nhất khi nói đến chủ đề này đó là: liệu có lợi ích SEO nào nhận được nếu chúng ta ưu tiên dùng Category thay vì Tag, và ngược lại hay không? Câu trả lời là KHÔNG. Bạn KHÔNG NÊN quá xem trọng Category hay một hình thức phân loại nội dung nào đó. Chúng hiện hữu là để làm việc cùng nhau. Nếu bạn đã đọc xong bài viết này, hy vọng bạn hiểu rõ sứ mệnh riêng của Category và Tag, cũng như sứ mệnh chung của chúng trong việc cải thiện tính tiện dụng cho website.

Kết Luận

Website của bạn là để phục vụ người dùng, chứ không phải cho các chip tìm kiếm. Mục tiêu của từng công cụ tìm kiếm là cố gắng suy nghĩ như người dùng khi đánh giá nội dung của bạn. Nếu bạn đưa ra các quyết định dựa trên tính tiện dụng của website, bạn sẽ luôn gặt hái được các thành công SEO. Category và Tag là hai hình thức phân loại nội dung điển hình của WordPress. Hầu hết các website cao cấp đều sử dụng các hình thức phân loại tùy chỉnh để sàng lọc nội dung của họ song song với Category và Tag. Hãy xem trang blog của bạn là một cuốn sách không bao giờ có trang cuối để xây dựng Mục Lục Nội Dung (các Category ) sao cho hợp lý. Tạo các Category tổng quát, nhưng không quá mơ hồ. Dùng Tag để kết nối sơ các bài viết lại với nhau. Nếu bạn thấy một Tag nào đó dần trở nên phổ biến, hãy nghĩ ngay đến việc tạo Sub-category cho nó. Tuy nhiên, nếu bạn muốn dùng Tag như Sub-category cho nhiều Category chính, hãy cứ dùng nó là Tag đơn thuần. Mục tiêu cuối cùng của bạn là giúp website càng thân thiện với người dùng càng tốt.

Nguồn: Làm Marketing

Read More...