Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Các nhà marketing và webmaster đang bỏ qua sức mạnh của Schema

Schema được ra mắt bởi Google, Microsoft, Yahoo! và gần đây nó được thông qua bởi Yandex. Schema.org là một sáng kiến để chuẩn hóa một tập các công cụ để giúp webmaster kết hợp dữ liệu có cấu trúc bên trong trang web của họ.

Dữ liệu có cấu trúc là một cách định dạng thông tin online sử dụng một ngôn ngữ cụ thể hoặc đánh dấu được đặt bên trong mã nguồn của các trang web để công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng hiểu được. Nó được các công cụ tìm kiếm hàng đầu sử dụng để xác định và hiểu nội dung trang web, do đó họ có thể nâng cao kết quả hiển thị cho các truy vấn tìm kiếm cụ thể, ví dụ bằng cách tích hợp thêm văn bản, hình ảnh hoặc liên kết được biết đến như rich snippets.

Rich snippets có thể chứa các thông tin như các nhận xét và đánh giá sản phẩm hoặc thông tin về giá cả. Khi thông tin bổ sung này xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, nó có khả năng lái truy cập và chuyển đổi.

Chúng tôi đã nghiên cứu hàng chục nghìn kết quả từ khóa và nửa triệu tên miền để phân tích mức độ thường xuyên mà các tên miền sử dụng hoặc URL sử dụng markup schema để hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google Mỹ.

Chúng tôi đã xem xét vấn đề tích hợp schema có thể có tác động tích cực trên bảng xếp hạng của một tên miền. Mặc dù tăng cường tiềm năng tiếp thị nhưng nghiên cứu mới của chúng tôi cho thấy một số trang đã sử dụng schema markup.



Gần 40% các từ khóa trên Google bao gồm Schema Snippets

Chúng tôi đã nghiên cứu các kết quả tìm kiếm Google cho hàng chục nghìn từ khóa, 36% có chứa ít nhất một snippet với thông tin được trích từ Schema.org (xem biểu đồ dưới đây).

graphic schema
Gần 40% các từ khóa trên Google bao gồm Schema Snippets​

Schema.org thường được tích hợp phổ biến trong các bộ phim

Nhưng bạn có thể nhìn thấy từ biểu đồ, "các bộ phim" được tích hợp xuất hiện ở top đầu (chiếm 27%). Nó được tích hợp trong các bộ phim nổi tiếng như IMDb.

slide
Schema.org thường được tích hợp phổ biến trong các bộ phim
Việc tích hợp thường xuyên thứ 2 (chiếm 21%) được tích hợp trong việc "chào hàng" mà thường được sử dụng khi các trang web bán lẻ online và thương mại điện tử xuất hiện trong kết quả tìm kiếm - sự tích hợp này rất quan trọng đối với lưu lượng truy cập và chuyển đổi để tìm kiếm giao dịch.

Các trang sử dụng Schema.org Markups được đánh giá cao trong Google?

Chúng tôi muốn kiểm định giả thuyết rằng việc tích hợp dữ liệu Schema.org trong Google có thể được khen thưởng bằng một thứ hạng tốt hơn. Vì vậy, chúng tôi đã phân tích các kết quả tìm kiếm hàng đầu cho 50 bộ từ khóa của chúng tôi, tham gia vào các trang web được tích hợp hoặc không được tích hợp schema.

Schema
Các trang sử dụng Schema.org sẽ đạt được thứ hạng cao hơn
Chúng tôi tìm thấy bảng xếp hạng trung bình các tên miền mà không được tích hợp schema (97%) đứng ở vị trí thứ 25.

Các trang web được tích hợp schema vào năm 2014 có thứ hạng cao hơn so với những trang không được tích hợp.
Lưu ý rằng đây không hẳn là mối quan hệ nhân quả. Một lời giải thích khác cho các thứ hạng cao hơn có thể là do người quản trị web đã tích hợp schema.org, họ đã đi trước một bước so với đối thủ cạnh tranh của họ vì các yếu tố khác ảnh hưởng đến thứ hạng một cách tích cực.

Rất ít các tên miền tích hợp Schema

Mặc dù có những lợi ích tiềm năng, hiện chỉ có một phần nhỏ các tên miền tích hợp schema.org markups. Trong thực tế, nó chỉ chiếm 0.3%. Nói chung, hầu hết các trang web lớn sử dụng schema markup.

Tóm lại

Trong khi Schema cung cấp tiềm năng tiếp thị trực tuyến để tăng lượng truy cập vào trang web của họ bằng cách giúp họ cung cấp thông tin hữu ích cho các công cụ có thể nâng cao danh sách tìm kiếm, một vài trang web đã sử dụng nó.

Các nghiên cứu của chúng tôi:

- Trong kết quả tìm kiếm cho hàng chục nghìn từ khóa mà chúng tôi đã phân tích 50 kết quả tìm kiếm được tích hợp schema.org hoặc dữ liệu có cấu trúc khác.
- Chúng tôi đã phân tích hơn nửa triệu tên miền để xác định dữ liệu schema.org data có thể được tìm thấy.

Nguồn www.thegioiseo.com 
Read More...

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

5 xu hướng truyền thông xã hội năm 2014

 5 xu hướng truyền thông xã hội năm 2014

Đây là 5 xu hướng truyền thông xã hội mọi doanh nghiệp cần quan tâm trong năm 2014 và vài năm tới:

1. Đa dạng hóa

Có thể bạn đã đọc được ở đâu đó về chuyện Facebook thay đổi thuật toán của họ. Nếu bạn đang điều hành một fanpage kinh doanh hay quảng bá thương hiệu, thì một nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ có 6% những người theo dõi trang web xem được các post bạn đưa lên. Các chuyên gia cho biết, con số này sẽ còn tiếp tục lao dốc, thậm chí xuống tới mức 1%.

Facebook thay đổi thuật toán nhằm tăng lợi nhuận quảng cáo. Và việc này làm lộ ra điểm yếu tiềm tàng trong các chiến lược tiếp thị mạng xã hội của nhiều doanh nghiệp: việc quá lệ thuộc vào một nền tảng truyền thông duy nhất sẽ đẩy bạn vào tình huống phải phó mặc mình cho sự thay đổi ngẫu hứng của nó. Bất kể việc nền tảng này sẽ tiêu vong hay đơn giản chỉ là thay đổi các quy tắc, việc "đặt trứng vào một rổ" sẽ khiến bạn phải trả giá đắt.

2. Chú ý hơn tới Google+

Các doanh nghiệp nên dành sự chú ý đặc biệt cho Google+. Trang này đã và đang đóng vai trò quan trọng hơn trong hệ thống thuật toán xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong thời gian tới.

Trước sự ngạc nhiên của rất nhiều người trong lĩnh vực SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), chuyên gia Matt Cutts của Google khẳng định, Facebook và Twitter không có tác dụng gì cho việc thăng bậc của website thông qua các thủ thuật SEO, do các trang này hạn chế Google tiếp cận và thu thập dữ liệu. Do đó Google sẽ sử dụng dữ liệu từ trang nhà Google+ để góp phần vào việc xếp hạng kết quả tìm kiếm.

Google+ cũng là cách tốt nhất để truy cập vào Google Authorship (công cụ xác lập quyền tác giả của Google), đây là công cụ đóng vai trò rất lớn trong SEO.

Google Authorship giúp các cỗ máy tìm kiếm xác định nội dung của bạn, quy nội dung đó về với đúng tác giả thực sự và xây dựng một danh mục hồ sơ cho từng tác giả gọi là Author Rank (thứ hạng tác giả) – một thuật toán tính điểm dựa trên lịch sử xuất bản hay đưa ra ý kiến chuyên môn của người đó.

Trong hầu hết các trường hợp, hình ảnh tác giả xuất hiện bên cạnh nội dung của họ trong các kết quả tìm kiếm sẽ làm tăng tính minh bạch và tỷ lệ người xem.

3. Sự cộng hưởng của truyền thông xã hội, SEO và nội dung sáng tạo

Các chuyên gia tiếp thị trực tuyến đã quên đi quan điểm: truyền thông xã hội, SEO và tiếp thị nội dung là những hoạt động độc lập. Tiếp thị truyền thông xã hội quyết định tới việc nội dung sẽ được xem và chia sẻ như thế nào.

Nội dung và tiếp thị có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động SEO – đặc biệt là khi Google cập nhật thuật toán mới nhất. Bạn cần nghĩ về ba “cột trụ” trong việc tiếp thị trực tuyến: SEO, nội dung và truyền thông mạng xã hội. Đó sẽ là một hệ thống hoạt động đồng bộ để tăng tính minh bạch, gây dựng thương hiệu và cuối cùng là kiếm được nhiều khách hàng và tăng doanh thu.

4. Nội dung tác động đến thị giác sẽ thắng thế

Ước tính khoảng 63% mạng truyền thông xã hội có tích hợp hình ảnh. Hình ảnh đóng vai trò ngày càng quan trọng trên các trang mạng xã hội phục vụ kinh doanh. Một nghiên cứu cho thấy, 29% người dùng của Pinterest đã mua một sản phẩm sau khi hình ảnh của nó được đăng tải.

Các video cũng phổ biến hơn bao giờ hết, với sự góp mặt của các mạng như Vine và Instagram. Infographic là một công cụ quảng cáo khác đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp có quá nhiều dữ liệu và muốn lồng ghép những câu chuyện vào những dữ liệu đó.

Không phải mạng xã hội nào cũng tốt, hãy dành thời gian để tìm cách kể câu chuyện của doanh nghiệp một cách sống động và thử nghiệm nó dưới các dạng thức khác nhau. Việc này sẽ thổi một làn gió mới vào chiến lược tiếp thị mạng xã hội của bạn.

5. Truyền thông xã hội là công cụ xây dựng thương hiệu

Nên dùng các kênh truyền thông xã hội như công cụ để xây dựng thương hiệu. Hãy xây dựng thương hiệu của bạn trên bất cứ mạng xã hội nào giúp cải thiện SEO và doanh thu.

Những gì bạn thể hiện trên các trang mạng xã hội của bạn có phù hợp với tiêu chí chung của thương hiệu? Bạn có thường xuyên chọn đăng các trạng thái (status) có thông điệp cần thiết và phù hợp với thương hiệu bạn đang gầy dựng? Năm nay, bạn nên tập trung vào việc xây dựng thương hiệu thông qua các tương tác trên mạng xã hội.

Một bài học rút ra từ sự phát triển của mạng xã hội: Ai có phương thức tiếp cận linh hoạt và tập trung nhất sẽ đạt tỷ lệ hoàn vốn cao nhất. Bạn hãy dành thời gian để hiểu các xu hướng chung và tập trung vào các mục tiêu trọng yếu, và bắt tay vào thử nghiệm ngay những chiến lược cụ thể.
Mạng xã hội đang phát triển rất nhanh chóng, vì thế, chiến lược tiếp thị truyền thông của bạn trên nền tảng này không thể dậm chân tại chỗ. Thay vào đó, bạn cần thường xuyên đánh giá lại các mục tiêu kinh doanh, các chiến dịch truyền thông xã hội, các kết quả đặt ra và điều chỉnh lại chiến lược của bạn một năm một lần, hoặc mỗi quý một lần nếu có điều kiện.

Theo Trần Đắc Luân
Doanhnhansaigon.vn/Entrepreneur
Read More...

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

7 lời khuyên gây sự chú ý cho thương hiệu của bạn

Khi nói đến SEO ta không chỉ nói đến việc xếp hạng cho các từ khóa. Đã có rất nhiều người bị ám ảnh bởi các từ khóa và dường như họ quên rằng từ khóa là quan trọng, nói đến SEO là nói đến việc index, crawl và tạo ra một trang web hiệu quả bởi các bot tìm kiếm.
branding-iron ​

Nhiều người cũng thường quên rằng làm thế nào để thực hiện SEO một cách hiệu quả. Làm thế nào thương hiệu của bạn được hiển thị trong tìm kiếm cũng như nhiều thuộc tính online khác, nơi bạn có một sự hiện diện thường bị lãng quên trong cuộc đua hướng tới thứ hạng cho các từ khóa không có thương hiệu.

Dưới đây là 7 lĩnh vực bạn nên tập trung để gây sự chú ý cho các thương hiệu của bạn.



1. Sitelinks

Thực hiện tìm kiếm đối với thương hiệu của bạn. Hy vọng rằng bạn vẫn xếp hạng ở vị trí số 1. Nếu không, bạn sẽ đối mặt với nhiều lo lắng.

Nếu bạn được xếp hạng ở vị trí số 1 thì 6 Sitelinks có khả năng hiển thị dưới dạng danh sách tự nhiên như:

slide ​

Đây là những trang mà bạn muốn khách truy cập ghé thăm? Đây là 6 con đường vào trang web để nói chuyện về các thương hiệu và thông điệp của bạn?

Nếu không, bạn cần truy cập vào phần sitelinks và hạ cấp các liên kết không xứng đáng. Chúng sẽ biến mất và Google sẽ thử lại với một liên kết cung cấp nội bộ. Tiếp tục tinh chỉnh điều này cho đến khi bạn nhận màn hình hiển thị mong muốn.

2. Logo Schema

Cung cấp mã định dạng cho Google và Bing bằng ngôn ngữ mà họ muốn đọc nó: schema. Bằng cách sử dụng thương hiệu logo schema bạn có thể truyền đạt hình ảnh thương hiệu của bạn đến công cụ tìm kiếm. Tôi hy vọng rằng trong tương lai bạn sẽ thấy logo thương hiệu nhỏ hiển thị bên cạnh danh sách hữu cơ đối với tìm kiếm thương hiệu.

3. Thẻ Alt Image

Bất cứ khi nào bạn tham gia vào lĩnh vực trực tuyến, quảng cáo...thì hình ảnh logo thương hiệu của bạn nên chứa các văn bản thương hiệu bên trong thuộc tính Alt. Căn cứ vào thực tế tìm kiếm thương hiệu, bạn chẳng mong muốn gì hơn ngoài việc thương hiệu của bạn có thể thống trị trong phần này. Áp dụng tương tự cho tìm kiếm hình ảnh.

walmart-google-image-results ​

(Sẽ trở nên quá buồn cười nếu thương hiệu peopleofwalmart.com đã có hình ảnh xuất hiện).

4. Google+ và Knowledge Graph

Chúng ta cũng biết rằng sự tham gia được cho là cung cấp một phần thưởng khá lớn về khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google. Google+ cũng là một lợi ích đại diện cho khả năng hiển thị cho các tìm kiếm thương hiệu, nếu Google đồng bộ hóa được các mối quan hệ giữa thương hiệu của bạn và trang Google+ và xác nhận thương hiệu của bạn xuất hiện trong Knowledge Graph cho kết quả tìm kiếm thương hiệu ở trang đầu tiên. Vị trí 1+ này là bài viết gần đây của bạn trong Google+ được thể hiện trong kết quả mang thương hiệu của bạn.

target-google-knowledge-graph ​

5. Gắn thẻ Publisher 

Tôi đã nhắc đến việc đồng bộ giữa trang web và Google+. Thẻ Publisher được đặt trên mã nguồn trang web giúp bạn tiến xa hơn trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa Google+ và các trang web.

6. Quản lý danh sách cục bộ

Danh sách cục bộ sẽ hiển thị cho các tìm kiếm thương hiệu của bạn. Làm thế nào các vị trí này có tiêu đề và mô tả? Thông tin chính xác là gì và hình ảnh thương hiệu của bạn có chứa trong danh sách này?

target-google-local-listings ​

Sử dụng giải pháp quản lý danh sách cục bộ trong danh sách cục bộ cũng như các trích dẫn cục bộ mà bạn có trên trang web.

7. Phần còn lại của kết quả
Chúng tôi đã đề cập đến khá nhiều thứ ở trang đầu tiên của kết quả thương hiệu. Nhưng ngoài danh sách trên, các lĩnh vực khác sẽ xếp hạng cho thương hiệu của bạn. Đây có thể là danh sách thư mục cục bộ, các thuộc tính xã hội, PR hoặc có thể là sự phê bình của báo chí.

Bạn có thể sử dụng một công cụ chẳng hạn như Knowem.com để tìm tất cả các lối thoát xã hội mà bạn không có sự hiện diện ở đó. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tạo nhiều hồ sơ online và chăm sóc chúng. Điều này có thể giúp bạn có quyền sở hữu thương hiệu xuất hiện trên trang thứ hai của SERP.

lowes-google-autocomplete ​

Sử dụng autocomplete của Google và loại thương hiệu của bạn. Thêm các truy vấn liên quan đến thương hiệu tìm kiếm. Chúng ta hãy áp dụng những điều mà chúng tôi đã làm ở các bước trên và lặp lại trong các kết quả tìm kiếm phổ biến khác.

Kết luận
Với 7 lời khuyên này, bạn có thể áp dụng để đảm bảo chiến lược SEO có thể hỗ trợ thương hiệu của bạn. Nếu bạn có bất kỳ lời khuyên nào khác với những điều tôi đã nêu ở trên, xin hãy chia sẻ cùng chúng tôi sau bài viết này.


Theo Thế Giới Seo
Read More...

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Google tiết lộ mối quan hệ giữa SEO và adwords

Một nghiên cứu thú vị của Google về mối quan hệ giữa kết quả tìm kiếm tự nhiên (Organic Search, ám chỉ kết quả từ phương thức SEO) và quảng cáo trả phí( Adwords) trên Google Search: ngay cả khi đứng đầu trên bảng xếp hạng tự nhiên thì bạn vẫn có thể tăng 50% lượng click bằng quảng cáo trả phí.


[​IMG]
Những thống kê trước của SEOmoz thì xu hướng Click tự nhiên là 80% ​

Khi xem xét kỹ lưỡng nghiên cứu của Google về kết quả tìm kiếm tự nhiên (Organic) và kết quả tìm kiếm trả tiền (paid search) kết hợp với nhau như thế nào, người khổng lồ tìm kiếm đã rút ra kết luận rằng bỏ qua các paid ads sẽ làm giảm đến 89% lượng click – rõ ràng còn rất nhiều điều chưa được khám phá. Điều gì xảy ra nếu thương hiệu của bạn xuất hiện trên top kết quả tìm kiếm tự nhiên cho từ khoá? Nếu kết quả tìm kiếm tự nhiên xuất hiện trên trang hai thì có thay đổi gì không? 

Khi phát hành tài liệu đầu tiên, chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi yêu cầu thêm thông tin chi tiết xoay quanh vấn đề lợi nhuận phát sinh như thế nào và con số hợp lý tuỳ theo trường hợp là bao nhiêu?” Ông David Chan – trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. 

Vì vậy, ông Chan đã đề ra kế hoạch nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về sự tương tác giữa kết quả tìm kiếm tự nhiên và quảng cáo trả tiền trên công cụ tìm kiếm, và hôm nay cho công bố kết quả nghiên cứu mới.
Kết quả tìm kiếm tự nhiên thường không xuất hiện trên trang đầu 

Con số 89% giờ đây hợp lý hơn với kết quả mới cho thấy quảng cáo trả tiền trên công cụ tìm kiếm không xuất hiện kèm theo kết quả tìm kiếm tự nhiên trên trang bình quân 81% số lượt xem. Quảng cáo trả tiền xuất hiện cùng kết quả tìm kiếm tự nhiên trên thứ hạng đầu chỉ chiếm 9% số lượt xem. Kết quả tìm kiếm tự nhiên xuất hiện trên thứ hạng 02 đến 04 chiếm 5% số lượt xem, và thứ hạng thấp hơn (dưới 05) dưới 4% lượt. 

Ông Chan cho biết, dù họ không so sánh cụ thể tên thương hiệu với tên khái quát, nhưng bảng xếp hạng rất đáng tin cậy đối với tên thương hiệu và tên khái quát trong một số trường hợp nhất định. Nói cách khác, nếu là tên thương hiệu thì kết quả hữu cơ của thương hiệu có khả năng xuất hiện cao hơn.
Ngay cả thứ hạng # 1 cũng có thể được lợi từ quảng cáo kèm theo
Thật đáng ngạc nhiên, ngay cả khi tên thương hiệu xếp hạng đầu thì thương hiệu đó vẫn tăng thêm trung bình 50% lượng click nếu có quảng cáo trả tiền đi kèm. 

Ông Chan nói : “Đó là một kết quả rất đáng kinh ngạc, và tôi nghĩ rằng về một số mặt, điều này đi ngược lại suy nghĩ của mọi người, nhưng chính dữ liệu đã chứng minh cho điều đó.”
Khảo sát cho thấy rằng 82% lượng click vào quảng cáo trả tiền nếu các kết quả tìm kiếm tự nhiên liên quan xếp thứ hạng từ 02 đến 04, và 96% lượng click vào quảng cáo trả tiền nếu kết quả tự nhiên của thương hiệu là 5 hoặc thấp hơn. 

Read More...

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

The King of copywriting

Để viết hay, hấp dẫn người đọc đòi hỏi rất nhiều yếu tố: một đề tài hay, lỗi dẫn dắt văn phong cuốn hút, câu chữ súc tích dễ hiểu. Nhưng tất cả sẽ không có mấy ý nghĩa nếu thiếu đi một creative concept (ý tưởng sáng tạo) để dẫn dắt. Đây chính là phần hồn giúp một bài viết bình thường có sự quyến rũ của một câu chuyện. Ai chả thích “đọc chuyện” cơ chứ!

Như thế nào là một creative concept cho một bài viết? thay vì giải thích câu chữ loằng ngoằng nhức đầu, tôi xin lấy một ví dụ sau.


Trong marketing, đã có hàng trăm bài viết về USP – Unique selling proposition (điểm bán hàng độc nhất) của một thương hiệu. Cái USP trong tâm trí khách hàng này có cách nào diễn đạt hay ho hơn thay vì mô tả theo lối  thông thường? Bạn đã bao giờ nghe đến từ Vantage point (điểm chốt)? đây là từ chỉ một vị trí địa lý độc nhất nào đấy. Ví dụ đêm giao thừa ai mà tìm được một vantage point xem pháo hoa thì chỉ có nhất quả đất. Tiếp tục brainstorming nhé. Vậy bạn đã bao giờ xem bộ phim hành động cũng có tên Vantage point tuyệt hay của Hollyhood? Bộ phim kể về ….nhiều thứ hấp dẫn. Và bạn phải nín thở để xem vì hồi hộp từ đầu đến đuôi. Chốt lại là ai có được một Vantage point người đó sẽ có cơ hội chiến thắng.

Đọc đến đây chắc bạn đã hiểu creative concept (cho một bài viết) là gì rồi. Nói thế này cho nó nhanh: khi viết về một USP của thương hiệu, Vantage point chính là một creative concept rất đắt để thể hiện. Còn tên bộ phim trùng tên Vantage point chính là một thứ gia vị giúp bài viết có “mùi vị” của một story. Thay vì đọc một bài viết học thuật khô khốc, người đọc sẽ có cảm giác như xem một bộ phim hành động. Hấp dẫn và hồi hộp.

Vậy làm thế nào để có được một creative concept gây nghiện như ma tuý?

Trong marketing người ta hay nói “Content is the King” (nội dung là vua). Đối với một bài viết, tôi gọi “Concept is the King”. Vua phải có ngai vàng. Đã là ngai vàng tất nhiên không dễ để chiếm. Bạn phải khát vọng cháy bỏng vì nó. Mất ăn mất ngủ vì nó (tất nhiên là không thường xuyên (-:). Chưa đủ. Bạn phải có năng lực để cướp lấy nó. Vẫn chưa đủ. Thỉnh thoảng bạn phải có đôi chút may mắn mới có thể sở hữu nó. Mệt phết nhỉ?

Quá trình để có được một concept hay để viết bài cũng diễn ra y chang như vậy.

Làm nghề tư vấn thương hiệu, công việc của tôi thường liên quan đến viết. Topic không thiếu. Fact & figures dẫn chứng thực tế có đầy. Nhưng khó nhất, vật vã nhất là tìm ra concept hay để chuyển tải. Có những lúc concept rơi vào đầu rất tình cờ khi đang xem một bộ phim, đang nghe một bản nhạc hoặc ngồi cà phê với bạn bè. Nhưng bạn đừng nghĩ bỗng dưng sung rụng vào mồm nhé. Có nhiều bạn hỏi tôi bí quyết nào để có cách viết hay và concept hấp dẫn. Chả có bí quyết gì sất. Bí quyết duy nhất là bạn có bị “ám ảnh” về một đề tài để viết và có hững thú để tìm một concept để viết hay không.

Kể cả khi concept rơi vào đầu bạn thì đó không phải sự ngẫu nhiên. Đó là kết quả của cả một quá trình trăn trở suy nghĩ từ trước đấy của bạn. Quá trình này dân trong nghề gọi là incubation process (gọi nôm na là quá trình “ủ” ý tưởng”).

Bí quyết duy nhất là bạn có bị “ám ảnh” về một đề tài để viết và có hững thú để tìm một concept để viết hay không.

Joseph Sugarmanlà một trong những copywriter nổi tiếng nhất của Mỹ. Ông cho rằng incubation process là tiền đề không thể thiếu để có một concept hay. Không như giải một bài toán, bạn không thể “quyết tâm” là có ngay concept trong một thời gian mặc định. Khi có định viết bài về một topic nào đấy, trong đầu tôi nhảy nhót loạn xạ hàng chục concepts. Nếu may mắn tôi vồ được một concept tốt và bắt tay viết luôn. Nhưng đa phần, concept tốt chỉ đến khi tôi đã có đủ thời gian “ủ mầm” để đủ chín.

Thường khi đã có concept phù hợp, viết thành bài chỉ là loại lao động nông nhàn. Nhiều khi chỉ mất 01 tiếng đồng hồ cắm cúi không ngước mặt lên là xong. Nhưng để có một tiếng đó, nhiều khi tôi phải mất mấy ngày, thậm chí hàng tuần cho incubation process. Tôi lại nhớ câu nói của Abraham Lincoln “nếu cho tôi 6 tiếng để chặt một cái cây, tôi sẽ dành đến 4 tiếng để mài rìu”. Ngài Lincoln mài rìu thật siêu (hèn chi trong phim “Lincoln -the vampire hunter” ông chém ma cà rồng kinh thế). Nếu là tôi, tôi phải dành gần trọn 6 tiếng đó để mài mất. Có cái rìu sắc ngọt, tôi chỉ cần vài phút để giải quyết cái cây thôi. Vèo phát xong ngay. Như Lincoln chém ma cà rồng.

Nếu một ngày tôi tình cờ được may mắn ngồi cà phê với bạn, nhỡ may tôi hơi sao nhãng câu chuyện của chúng ta. Xin bạn đừng trách tôi. Có thể lúc đó tôi đang“mài rìu” đấy. Nhưng bạn yên tâm, sẽ chỉ thoáng qua thôi. Tôi chẳng dại gì vì một concept bài viết vớ vẩn nào đó mà làm hỏng câu chuyện của chúng ta cả.

Nếu xem một bài viết là một vương quốc thì concept chính là vị vua. Bạn đã thấy một quốc gia nào không có một vị vua đứng đầu chưa?

Read More...

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Sử dụng chuyển hướng 301 và thuộc tính canonical khi nào và như thế nào?

Chuyển hướng 301 và tùy chọn canonical là 2 khái niệm xuất hiện và tồn tại đã khá lâu, tuy nhiên bản thân chúng đang gây ra khá nhiều ý kiến trái chiều.

Nhiều SEOer tỏ ra hoang mang không biết khi nào nên sử dụng 301- khi nào thì sử dụng thuộc tính rel=canonical như một giải pháp tốt nhất? Bài viết ngày hôm nay sẽ tập trung chỉ cho các bạn những khác biệt căn bản giữa 2 tùy chọn này cũng như cách thức sử dụng tiêu chuẩn nhất để loại bỏ các vấn đề trùng lặp, duy trì thứ hạng và cải thiện kinh nghiệm người dùng.

Những khác biệt?


Nếu xét theo nhiều phương diện, thuộc tính của thẻ URL canonical khá giống với redirect 301. Về cơ bản, bạn đã báo cho công cụ tìm kiếm biết rằng tất cả các trang giống nhau đều quy về một mối (và 301 cũng vậy). Tuy nhiên, khác biệt rõ rệt giữa 2 loại thuộc tính bạn cần ghi nhớ như sau:

301- thông báo tới SE: trang của tôi không còn tồn tại ở đây nữa, và tạm thời bị chuyển tới một trang mới. Vui lòng xóa bỏ nó khỏi lập chỉ mục của bạn và thông qua trang mới.

Canonical- thông báo với SE: Tôi có nhiều phiên bản khác nhau của trang này (hoặc nội dung), vui lòng chỉ index version này. Những version khác không được bao gồm trong index của SE.

Những vấn đề phổ biến với redirect 301
Đối với một số trang web, thực hiện chuyển hướng 301 có thể ảnh hưởng đến hiệu suất máy chủ (ngay cả với một trang web được thiết kế tốt). Hơn nữa, chuyển hướng này có thể gây mất thời gian cho SE khi chỉ định một trang mới với điểm uy tín tìm kiếm của trang ban đầu. Đương nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức độ được index thường xuyên đến đâu của trang ban đầu. Do đó, bạn nên cân nhắc rằng, 301 không phải là một chỗ dựa cho những chiến dịch trong giai đoạn ngắn, hoặc trong những giờ phút quyết định.

Sử dụng chuyển hướng 301 không đúng cách có thể gây ra những vấn đề không đáng có. Ví dụ như, bạn tạo một site hoàn toàn mới, sau đó bạn sử dụng 301 để trỏ tất cả các trang ban đầu tới trang chủ mới. Cách này sẽ gián tiếp làm suy yếu tính liên quan của bất kỳ lượng traffic tìm kiếm nào.

Trong nhiều trường hợp, chúng tôi khuyến nghị dùng chuyển hướng 301 cho nội dung hết hạn liên kết đến một trang khác. Đây thường được xem là lựa chọn tốt nhất cho SEO và cũng có thể được tùy chỉnh nâng cao kinh nghiệm người dùng.

Khi nào nên sử dụng redirect 301

  • Theo mặc định- đây là một phương pháp được ưa chuộng
  • Các trang đang được thường xuyên di chuyển hoặc thay thế
  • Các domain thường xuyên được di chuyển (tái thương hiệu,…)
  • Các trang 404 và nội dung hết hạn (giả sử nội dung có liên quan hay một trang tồn tại)

Thuộc tính Rel=”canonical”


Thuộc tính rel=canonical là một phần tử của HTML cho phép SEOer ngăn chặn các vấn đề trùng lặp nội dung bằng cách chỉ rõ “canonical” hoặc “prefered” phiên bản của một trang web. Không chỉ gửi đến người sử dụng một trang liên quan/trang mới hơn, rel=canonical là một tín hiệu hoàn toàn vì lợi ích của các công cụ tìm kiếm.

Rất nhiều trường hợp, các trang chứa những nội dung tương tự hoặc giống hệt nhau. Khu vực nội dung trùng lặp được coi là khu vực cực kỳ nguy hiểm, và dùng hay không dùng thuộc tính rel=canonical là điều mà mỗi bạn cần cân nhắc thật kỹ.

Giả dụ bạn có 2 trang có chứa list sản phẩm giống nhau. Tuy nhiên, trang A- một list hiển thị theo vần abc, trang B- một list khác hiển thị theo giá tiền. Cả 2 chứa nội dung giống nhau, nhưng có URL khác nhau. Trong trường hợp này, Google sẽ thực hiện index cả hai, nhưng sẽ chọn trang nào nó tin tưởng có tính liên quan nhất để hiển thị trên SERP.

Đặt thẻ rel=canonical trên trang A để thông báo tới SE rằng trang B chính là sự lựa chọn thích đang hơn sẽ giúp bạn tránh được vấn đề kể trên. Cách này cũng ngầm gửi thông điệp tới cho SE rằng nội dung trên cả 2 trang này là giống nhau, nhưng trang B quan trọng và hữu ích với người dùng hơn.

Các vấn đề phổ biến với Canonical
Như với chuyển hướng 301, có một số hạn chế đối với rel =canonical

Trong nhiều trường hợp, bạn vẫn nhìn thấy trang trùng lặp của mình thi thoảng xuất hiện trước trang prefered (ưu tiên) trong một vài trang kết quả tìm kiếm.

Sự lạm dụng chính là vấn đề lớn nhất với thuộc tính này. Đối với các trang không chứa nhiều nội dung giống nhau như trang canonical, bạn không nên đặt thêm thuộc tính rel=canonical.

Một vấn đề khác được nêu ra trong ví dụ dưới đây: Bạn có một bài viết trên blog rất dài, được chia thành 5 phần. Mỗi phần được đặt trên một trang riêng biệt và có URL riêng biệt.

Nhiều trường hợp sử dụng thẻ rel=canonical ở mỗi trang trỏ về trang đầu tiên của loạt trang bài viết này. Sử dụng rel=canonical để thông báo cho SE biết rằng nội dung trên mỗi trang này hầu hết giống hệt nhau và bạn không muốn hiển thị chúng trên trang đầu tiên của SERPs.

Với thẻ này, bạn sẽ ngăn chặn hiển thị từ trang 2-5 trên SERP thậm chí cả khi chúng có mức độ liên quan và uy tín cao đối với mỗi truy vấn tìm kiếm cụ thể.

Trong trường hợp này, bạn không nên sử dụng rel=canonical, thay vào đó sử dụng tính năng phân trang với rel=next và rel=prev để không hạn chế khả năng hiển thị, gây ra sự nhầm lẫn hay tạo ra những phần việc không cần thiết cho chính mình.

Khi nào nên sử dụng Canonical
Thuộc tính Canonical sẽ hữu ích nếu website của bạn tạo ra những URL động cho mỗi truy vấn.Thuộc tính rel=canonical cho công cụ tìm kiếm hiểu rằng các trang với các biến khác nhau là như nhau và ko nên được tính là nội dung trùng lặp

  • Khi chuyển hướng 301 không thể được thực hiện, hoặc tốn quá nhiều thời gian
  • Nội dung trùng lặp, nhưng bạn muốn cả 2 trang đều tồn tại
  • Các trang động với nhiều URL của một trang duy nhất (từ tính năng phân loại, tùy chọn và theo dõi...)
  • Xem xét rộng rãi các trang như (domain/page/index.html vs domain/page/ đối với trang tương tự).


Tóm lại:

Các thẻ canonical chỉ là một gợi ý. Google thấy rel=canonical như một gợi ý, nhưng không phải là một chỉ thị tuyệt đối như một chuyển hướng 301.


Theo Dichvuseo.biz.vn
Read More...

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Thuê người làm SEO cần chú ý những gì?

Khi đã có ý định làm SEO ngoài những vấn đề như: kinh phí, thời gian, kết quả đạt được,... thì có 1 thứ rất quan trọng mà bạn phải ưu tiên hàng đầu trong những cái đầu đó là: người làm SEO - người này sẽ làm mọi thứ về seo website cho bạn nên cần phải thẩm vấn kĩ vấn đề này.
slide ​

Sau đây là một vài câu hỏi mà trong lúc tham khảo các dịch vụ làm seo mà bạn nên biết:

1. Bạn có thể cho tôi ví dụ về công việc trước đây của bạn và chia sẻ một số dự án thành công không?

2. Bạn có tuân theo Nguyên tắc Quản trị Trang web của Google không? (tức là anh có chơi minh bạch hay anh chơi black).

3. Bạn có cung cấp dịch vụ tiếp thị trực tuyến hoặc lời khuyên nào để bổ sung cho công việc tìm kiếm theo hệ thống của bạn không? (ngoài SEO ra thì bạn có cung cấp thêm dịch vụ bổ trợ nào ko?).

4. Bao lâu thì tôi có thể biết được kết quả của SEO? Bạn có quan tâm đến ROI sau khi SEO hay chỉ đơn thuần làm SEO cho chúng tôi?

5. Bạn có kinh nghiệm gì về ngành của tôi?

6. Bạn có kinh nghiệm gì trong việc phát triển nếu web chúng tôi muốn ra thị trường quốc tế?

7. Kỹ thuật SEO quan trọng nhất của bạn là gì?

8. Bạn đã làm trong ngành bao lâu?

9. Tôi có thể liên hệ với bạn bằng cách nào? Bạn sẽ chia sẻ với tôi tất cả những thay đổi mà bạn đã thực hiện với trang web của tôi và cung cấp thông tin chi tiết về các khuyến nghị và giải thích lý do cho những khuyến nghị đó?

Trên đây là vài câu hỏi mà bạn có thể hỏi về người đang chào mời dịch vụ SEO :) và tôi cũng cung cấp một vài điểm nhấn trong SEO để bạn khỏi bỡ ngỡ.

- Không ai có thể đảm bảo lên top 1 từ khóa nào đó: khả năng lên top1 vẫn có chứ không phải không nhưng khẳng định chắc nịch 1 câu: tôi có thể 100% lên với từ khóa abc nào đó thì bạn hãy cẩn thận. Với SEO hiện tại thì bạn có thể nằm trong khoảng an toàn của top nào đó chứ không thể khẳng định nằm im 1 vị trí nào được.

- Đề nghị giải thích rõ ràng công việc của SEO: tôi nói ra điều này chắc có lẻ nhiều SEOer sẽ phản đổi dữ lắm vì thực ra nó rất chuyên ngành nên đối tác chưa chắc đã hiểu, cái tôi nói ở đây là hãy nói người làm SEO giải thích 1 cách tổng quan về các bước để bạn nắm và theo dõi. Thật tại hại khi SEOer tạo ra các nội dung, link sex, link farm,.... phục vụ cho website của bạn.

- Bạn phải phân biệt được đâu là SEO và đâu là SEM: hãy "Google" câu này để biết thêm chi tiết, mục đích là để hiểu tiền của mình chính xác đang được dùng vào việc gì.

Bla bla bla.... còn nhiều điều nữa nhưng như trên tạm để bạn có thể ngồi nghe các dịch vụ SEO chào mời và cho ra những lựa chọn đúng đắn cho riêng mình

Theo toanf's blog
Read More...

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Quảng cáo Google và Quảng cáo Facebook: Cái nào tốt hơn?

So sánh Facebook Ads và Google Ads

Khi nhu cầu của bạn là muốn trả tiền cho từng nhấp chuột thì Google AdWords là sự lựa chọn hoàn hảo, nếu bạn đang tìm các hình thức quảng cáo trên mạng xã hội thì Facebook Ads là lựa chọn mà bạn không thể bỏ qua.
Mặc dù chúng ta có thể dễ dàng phân biệt các đặc điểm của quảng cáo Google và quảng cáo Facebook, tuy nhiên có 1 thực tế rằng 2 “ông lớn” này đang cạnh tranh trực tiếp lẫn nhau bằng việc liên tục cải thiến hệ thống, mở rộng tính năng… Cùng xem họ cạnh tranh nhau như thế nào nhé!
Nhắm mục tiêu theo từ khóa
Khi bắt đầu quảng cáo Google AdWords , bạn sẽ được lựa chọn các từ khóa , cụm từ tìm kiếm mà người dùng mô tả sản phẩm của bạn trên Google. Do đó quảng cáo của bạn sẽ chỉ hiển thị khi ai đó có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp giúp tối ưu chi phí quảng cáo bởi khi có nhu cầu thực sự thì họ mới Search.
Quảng cáo Facebook lại không thể lựa chọn từ khóa quảng cáo, tuy nhiên trên Facebook bạn lại có ít đối thủ hơn => thị trường vẫn còn khá lớn cho bạn khai thác. Trong khi ở những lĩnh vực cạnh tranh cao, bạn sẽ phải gồng mình để “đánh nhau” với ít nhất 10 đối thủ sừng sỏ nếu muốn quảng cáo trên Google.
Sự khác nhau về chi phí
Cả Google và Facebook đều áp dụng CPC để thu phí. Khi đó nhà quảng cáo chỉ phải trả tiền khi người dùng Click vào quảng cáo, những lượt hiển thị mà không bị Click sẽ không bị tính phí.
Một số ngành hot, ví dụ: “vận chuyển nhà” bạn có thể phải trả 20,000 – 50,000đ cho 1 Click nếu quảng cáo Google. Nhưng bạn có thể chỉ phải trả 100 – 2,000đ cho 1 click khi quảng cáo trên Facebook.
Lý do xảy ra sự chênh lệch giữa chi phí trên Google và Facebook là: quảng cáo Google hiển thị khi ai đó tìm kiếm từ khóa đã được mua từ trước, quảng cáo Facebook lại hiển thị ở những vị trí có sẵn trên Facebook trước tất cả những ai phù hợp với cách nhắm mục tiêu được chọn.
Nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học
Quảng cáo trên Facebook có thể giúp bạn hiển thị quảng cáo trên 1 tỷ người dùng Facebook dựa trên tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý, sở thích mà bạn chọn 1 cách tương đối chính xác. Trong khi quảng cáo Google cũng mới cập nhật các tính năng này trên Mạng hiển thị tuy nhiên mới dừng lại ở mức “chưa áp dụng tốt cho Việt Nam”.
Trang đích
Trang đích là 1 yếu tố quan trọng trong quảng cáo Google AdWords , nó tác động trực tiếp tới điểm chất lượng từ khóa, ảnh hưởng tới chi phí phải trả cao hay thấp… Khi đó để làm tốt quảng cáo Google, bạn cần phải có kiến thức tối ưu trang đích cho tốt. Nếu bạn không có một Website tốt, bạn có thể sử dụng quảng cáo Facebook, bởi trên Facebook trang đích không phải là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá.
Trang đích của bạn thuộc loại nào?
Quảng cáo đeo bám (Re-marketing)
Gần đây Facebook đã có thể sử dụng quảng cáo “bám đuôi” người dùng khi họ đã thấy quảng cáo từ trước đó, tuy nhiên điểm trừ cho Facebook khi bên thứ 3 là người cung cấp hình thức đó chứ không phải Facebook.
Còn Google thì ngược lại, họ quá mạnh trong lĩnh vực này, không chỉ còn là việc bạn cho quảng cáo đuổi theo trên các trang trực thuộc mạng hiển thị nữa, nay bạn có thể sử dụng quảng cáo đeo bám cả trên mạng tìm kiếm Google Search.
Dù doanh nghiệp bạn nhỏ hay lớn, bạn cũng nên tìm hiểu về Re-marketing và Re-targeting ngay hôm nay, chắc chắn bạn sẽ thấy thú vị
Google và Facebook. Cái nào tốt hơn?
Một số điểm so sánh để cho các bạn thấy rằng Google và Facebook có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.
Chúng ta sẽ không thể nói rằng Google hay Facebook cái nào mạnh, cái nào yếu, họ tạo ra các cơ sở hạ tầng, các công cụ sẵn có. Còn việc sử dụng như thế nào là do bạn, công cụ đó có hiệu quả hay không là do bạn, cái nào mạnh – cái nào yếu cũng là do bạn.
Trong kỷ nguyên ngày nay, nếu bạn muốn mở rộng việc bán hàng trên môi trường mạng, bạn nên sử dụng tốt cả 2 công cụ này song song, tuy nhiên cần hiểu rõ và áp dụng đúng để có hiệu quả.
Theo TrungHarry.com
Read More...

Ứng dụng công cụ tìm kiếm Graph Search xác định khách hàng mục tiêu trên Facebook

Bạn là chủ của một shop bán hàng thời trang, một chủ tiệm cho thuê áo cưới, một chủ doanh nghiệp nhỏ hay một sinh viên bán hàng online v…v… thì đều không thể phủ nhận Facebook là một kênh tiềm năng không chỉ giúp bạn và khách hàng có thể tương tác hai chiều, củng cố lòng tin cũng như gia tăng độ yêu thích thương hiệu. Facebook còn là một kênh hứa hẹn mang lại nhiều đơn hàng trực tiếp, làm tăng doanh số bán hàng, giúp hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ.
Với hơn 20 triệu người dùng Facebook ở Việt Nam, từ già trẻ lớn bé, trai gái, giàu nghèo… đầy đủ tất cả các nhóm đối tượng là khách hàng mục tiêu của bạn đều nằm trên Facebook.
Vấn đề đặt ra ở đây là: ”Làm sao xác định được chính xác khách hàng mục tiêu có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình trên Facebook?”
Jackie-Chan-Meme-Template

Trong bài này tôi sẽ giới thiệu ứng dụng công cụ tìm kiếm Graph Search xác định khách hàng mục tiêu, kết hợp với tính năng Lookalike audiences trong FB Ads để mở rộng nhóm đối tượng.
adsNội dung chính trong bài viết

I. Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu

Không phải ai cũng sẵn sàng mua sản phẩm của bạn, một trong những việc đầu tiên cần làm là xác định được nhóm người có khả năng sẽ trở thành khách hàng của bạn nhất, càng chính xác càng tốt. Hiểu được khách hàng, nắm được hành vi tiêu dùng của họ là một trong những yếu tố giúp các marketer đạt được thành công trong những chiến dịch marketing của mình. Nếu bạn còn đang phân vân về nhóm khách hàng mục tiêu của mình, hãy tham khảo một vài gợi ý dưới đây để một phần nào (một phần nào thôi nhé, vì để xác định chính xác và rõ ràng nhất khách hàng, phải là người hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ  mình đang cung cấp nhất, thực hiện các khảo sát tìm hiểu thị trường…vv) định hình được chân dung khách hàng của mình.
  • Sản phẩm, dịch vụ của bạn cung cấp cho nhóm đối tượng tầm tuổi nào: trẻ em, thanh thiếu niên, trung niên, người già
  • Giới tính: nam/nữ 
  • Mức độ học thức: trung học, cao đẳng, đại học
  • Mức thu nhập: thấp, trung bình, cao 
  • Tình trạng hôn nhân: độc thân, hẹn hò, kết hôn, ly dị…
  • Tình trạng gia đinh: mới kết hôn, có con từ 1-3t, có hơn hơn 18t, đang mang thai…
  • Lối sống và quan điểm: bị động hay năng động, dễ bị ảnh hưởng hay độc lập, hiện đại sẵn sàng trải nghiệm những sản phẩm mới hay thận trọng chỉ sử dụng những sản phẩm đã quen thuộc…
  • Đia vị trong xã hội: thương lưu, trung bình, thấp
  • Sở thích và các mối quan tâm: thể thao, xem phim, đọc sách, chụp hình 
  • Họ sử dụng Facebook để làm gì và họ sẵn sàng tiếp nhận những loại nội dung gì trên Facebook: giao tiếp liên lạc với bạn bè, đoc tin tức xã hội hay update các hoạt động cá nhân hàng ngày

II. Xác định khách hàng trên Facebook qua Graph Search 

Graph Search là một công cụ tìm kiếm theo ngữ nghĩa được Facebook ra mắt vào tháng 3 năm 2013. Không giống với các công cụ tìm kiếm theo “từ khoá” thông thường, Graph Search phân tích ngữ nghĩa của câu truy vấn tìm kiếm, kết hợp với hàng loạt các bộ lọc dữ liệu người dùng để đưa ra kết quả theo hướng trực quan. Nghe có phần lý thuyết khó hiểu là thế, nhưng chỉ cần đọc ví dụ của tôi dưới đây bạn sẽ hiểu.
Graph Search cho phép tìm kiếm dựa theo theo “giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, vị trí, sở thích, tìm kiếm theo group, Page hay một cá nhân nào đó trên Facebook”. Giả sử như bạn muốn tìm kiếm một đối tượng sống ở Hồ Chí Minh, quê ở Hà Nam, tuổi từ 22-25, là thành viên trong group Social Saturday, bạn có thể sử dụng Graph Search với cú pháp như sau để tìm kiếm.
People from Hà Nam, Vietnam in Social Saturday who are older than 22 and younger than 25 and live in Ho Chi Minh City, Vietnam
Ngoài ra, còn rất nhiều bộ lọc khác nữa, tận dụng triệt để các tính năng đó sẽ giúp bạn tìm xác định được chính xác khách hàng của mình.
Tôi sẽ làm thử một ví dụ sử dụng Graph Search xác định khách hàng mục tiêu để các bạn dễ dàng hiểu hơn:
hình-ảnh-4
Để xác định khách hàng mục tiêu của anh Quang Minh, xem lại mục I  Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu, những tiêu chí về “độ đuổi, giới tính, địa điểm…” thì đơn giản có thể chọn ngay ở phần Audiences trong Facebook Ads. Nhưng đương nhiên Facebook Ads không có mục chọn “những người quan tâm và có nhu cầu thuê dịch vụ tổ chức đám cưới”.
Vậy khách hàng của anh Quang Minh là ai?  Họ là những:
  • người đã đính hôn hoặc đang hẹn hò, độ tuổi từ 25-35, nơi sinh sống Hà Nội
  • người đã đến hoặc check-in tại các cửa tiệm về áo cưới, chụp ảnh, cửa hàng bán nhẫn cưới, cho thuê váy cô dâu
  • thành viên của các Page, group về áo cưới, chụp ảnh cưới
hình-ảnh-51
  • người follower của các tiệm áo, cho thuê áo cưới
hình-ảnh-61
Khi đã liệt kê được các tiêu chí và một danh sách các fanpage, group, influencer nơi khách hàng mục tiêu của bạn tập trung ở đó, ta sẽ sử dụng Graph Search để tìm kiếm:
  • Những người đang đính hôn đã từng nghé thăm Studio Áo Cưới _ Coffee Shisha GOLD
Engaged people who visited Studio Áo Cưới_Coffee Shisha GOL
  • Những người đang đính hôn là thành viên của Page Là con gái thật tuyệt, sống gần Hà nội nằm trong độ tuổi từ 25 -35
Engaged people who like Là con gái thật tuyệt and are older than 25 and younger than  35 and live near Hà Nội
  • Những người sống tại Hà nội và đang theo dõi (follow) Áo Cưới Cherry
People who follow Áo Cưới Cherry and live in Hanoi, Vietnam
Tóm lại: Graph Search cho phép tìm người dùng dựa theo nhân khẩu học, sở thích và một số yêu tố dưới đây:
  • Độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, nơi sinh sống…
  • Là thành viên của một group, fanpage trên Facebook
  • Là follower của một influencer/celebrity trên Facebook
  • Là bạn bè của một influencer/celebrity trên Facebook
  • Là con cái, anh em họ hàng của 1 cá nhân trên Facebook
  • Đã từng đến/check-in tại 1 địa điểm cụ thể trên Facebook
Vậy để sử dụng Graph Search hiệu quả, bạn cần tìm các page, hội nhóm, các influencer có chất lượng tốt,  liên quan đến sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp. Kết hợp với các bộ lọc khác của Graph Search khách hàng tiềm năng của bạn sẽ xuất hiện ngay trước mắt bạn.

III. Sử dụng công cụ để thu thập thông tin khách hàng tìm kiếm được từ Graph Search

Sau khi vẽ được chân dung khách hàng và tìm kiếm họ trên Facebook bằng Graph Search rồi, vậy giờ làm sao để thu thập được các thông tin khách hàng đó. Hiện tại có rất nhiều công cụ giúp thu nhập dữ liệu khách hàng từ Facebook (mọi người thường gọi là Get UID). Ở đây tôi sẽ sử dụng công cụ ”FB LeadJacker
Capture
Video hướng dẫn sử dụng FB LeadJacker v1.4.4 thu thập UID dữ liệu khách hàng
Đây là tệp ID những khách hàng quan tâm tới dịch vụ tổ chức đám cưới quét bằng công cụ FB LeadJacker.

IV. Import ID khách hàng vào Facebook ads để tiếp thị quảng cáo

Đến bước này sau khi đã tốn bao công sức xác định khác hàng mục tiêu, tìm hiểu phương thức để thu thập tập UID bây giờ là lúc sử dụng chúng để tiếp thị quảng bá sản phẩm.
Bước 1: Vào phần Audiences trong Ads manager, chọn Create Audience/Data File Custom Audience để nhập dữ liệu khách hàng
Capture1
Bước 2: Nhập tên, mô tả cho nhóm khách hàng, ở phần Data type chọn tới tập dữ liệu khách hàng đã thu thập được thông qua Graph Search
Capture2
Sau khi import vào kết quả sẽ như thế này
Capture3 

V. Ứng dụng Lookalike Audiences mở rộng nhóm đối tượng

Nếu nhóm đối tượng của bạn thu thập được từ tìm kiếm Graph Search nhỏ quá có thể dẫn tới tạo quảng cáo của bạn không chạy hay thậm chí làm tăng chi phí quảng cáo. Để giải quyết vấn đề này bạn có thể ứng dụng tính năng Lookalike Audiences trong Power Editor
Photo 23 48 05 06-01-2014
Lookalike audience là một công cụ trong Power Editor, có tính năng làm rộng nhóm đối tượng mục tiêu của bạn dựa một nhóm đối tượng bạn đầu. Nó sẽ phân tích theo nhân khẩu học, sở thích, hành vi của nhóm đối tượng bạn đầu, dựa vào đó để tìm ra những người gần giống với nhóm đối tượng bạn đầu.
Như bạn thấy trong hình phía trên, nhóm đối tượng ban đầu tôi thu thập được chỉ có 11.000 người, sau khi sử dụng Lookalike audience của Facebook đã mở rộng lên đến 90,000 người.  Đây là một công cụ tuyệt vời của Facebook nếu bạn kết hợp nó với re-targeting trong Facebook, tôi sẽ viết trong những bài sắp tới, bây giờ hãy thử ứng dụng những điều đã đọc ở trên xác định khách hàng của mình nào.

Read More...