Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

SEO Google hay SEO trong tâm trí khách hàng?

SEO – thuật ngữ không còn xa lạ với người làm marketing hiện nay. Nhưng bạn thấy đấy, Google thì cập nhật hàng ngày, thay đổi thường xuyên làm cho các SEOer điêu đứng vì từ khóa rớt top. Gần đây nhất là bản cập nhật Panda 4.0 vào ngày hôm nay 21.05.2014.


Có rất nhiều khách hàng đã hỏi chúng tôi rằng: Vậy SEO có còn nên được đầu tư? Có nên thực hiện các chiến dịch SEO nữa hay không? Bài viết này sẽ cho bạn một hướng tư duy mới: SEO trong tâm trí khách hàng.

SEO trong tâm trí khách hàng – Cung cấp nội dung hữu ích tới khách hàng của bạn

Google hay bất kỳ cỗ máy tìm kiếm nào khác cũng luôn mong muốn trả lại kết quả tìm kiếm tốt nhất cho người dùng khi họ có một truy vấn tìm kiếm. Và tất cả những cập nhật thuật toán của họ cũng nhằm mang lại mục đích đó. Điều đó có nghĩa gì? Tôi khuyên bạn hãy suy nghĩ giống họ, hãy cung cấp thông tin hữu ích nhất tới khách hàng của bạn (là người tìm kiếm của Google). Mọi thứ kỹ thuật SEO ai cũng có thể học được chỉ trong một vài ngày, nhưng để mang đến nội dung hữu ích nhất tới khách hàng và kêu gọi được hành động từ khách hàng bằng các kỹ thuật SEO thì không phải ai cũng làm tốt được. Và khi bạn mang đến cho khách hàng những nội dung vô cùng hữu ích và kêu gọi họ hành động được trên nội dung đó, khi đó bạn mới là một SEOer tài năng.


Một khi nội dung hữu ích của bạn đã đứng top với một số từ khóa nhất định thì việc đứng top của từ khóa đó sẽ rất bền vững. Và để tránh việc bị rối loạn khi nội dung của bạn trở nên nhiều hơn, hãy lập cho mình một kế hoạch SEO bài bản ngay từ khi mới bắt tay vào làm.

SEO trong tâm trí khách hàng – Nắm giữ “từ khóa thương hiệu” của bạn trong tâm trí khách hàng

Cấp độ này thì không còn nằm ở một SEOer nữa. Không chỉ đơn giản là bạn chạy theo danh sách từ khóa được Suggest từ Google mà bạn còn phải tạo ra từ khóa cho riêng mình và SEO từ khóa đó vào tâm trí khách hàng. Nó cũng giống như việc bạn tạo dựng một “đại dương xanh” mới và bạn “là người “tiên phong” với từ khóa đó. Hay bạn cũng có thể SEO “từ khóa thương hiệu” – tên thương hiệu hay sản phẩm của bạn trở thành top-of-mind trong tâm trí khách hàng.


Để làm được điều này, quả thực không phải là điều đơn giản. Bạn cần tới những chuyên gia thương hiệu, những chiến lược gia sắc sảo để tìm ra một ngách thị trường mới hoặc đưa ra những chiến lược xây dựng thương hiệu bài bản.

Lời kết

Dù bạn chọn hướng đi nào để SEO trong hai hướng đi trên, bạn cũng nên nghĩ tới khách hàng của mình cho mọi quyết định. Dù bạn làm gì đi chăng nữa, bạn cũng có một mục đích: đáp ứng sự hài lòng về nhu cầu của khách hàng để họ mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ và mang đến cho bạn nhiều MONEY!

 Nguồn: Time Universal's Blog
Read More...

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

10 công cụ Digital Marketing được nhiều marketers tin dùng

Marketing online là một lĩnh vực vô cùng phức tạp. Một chiến dịch của bạn sẽ chẳng bõ bèn gì so với các đối thủ nếu không có sự hỗ trợ từ các công cụ Digital Marketing. Để giúp bạn không mất nhiều thời gian và công sức thử nghiệm với hàng ngàn các công cụ đang được quảng cáo đầy rẫy trong không gian rộng lớn của mạng Internet, bài viết này xin giới thiệu 10 công cụ Marketing Số uy tín nhất trong nội bộ giới marketers hiện nay.

1- KISSmetrics

KISSmetrics mang đến một cách nhìn hoàn toàn mới về việc phân tích dữ liệu. Thay vì chỉ đo lường các dữ liệu truyền thống (lượt xem, bounce rate…) cho website của bạn, công cụ này tập trung xử lý các dữ liệu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Các dữ liệu này xoay quanh đối tượng khách hàng đã vào website, và cách họ đã tương tác với website. KISSmetrics giúp bạn đo lường các số liệu như conversion rates, giá trị vòng đời khách hàng (customers life-time value), lợi nhuận trung bình cho 1 người xem…


2- Scribe

Các công cụ online thường chỉ giúp bạn tự động hóa một số vấn đề trong chiến dịch của mình. Chỉ có ít trong số đó có thể khiến bạn trở thành một marketers giỏi hơn. Và đây chính là nơi Scribe tỏa sáng. Công cụ này hỗ trợ bạn trong hoạt động nội dung: không chỉ giúp bạn tạo các nội dung có hiệu quả SEO cao, Scribe còn giúp bạn tạo các nội dung phù hợp và sáng tạo nhằm giúp lan tỏa tính cách và câu chuyện về thương hiệu của bạn.


3- Raven
Thương hiệu Raven Internet Marketing Tools là một tập hợp của hơn 30 phần mềm độc đáo và công dụng giúp bạn quản lý mọi mặt các hoạt động Digital marketing của mình: social media, chiến lược nội dung, xử lý dữ liệu, quản lý chiến dịch PPC, SEO… Đây chính là lối thoát cho những thương hiệu muốn tìm một giải pháp digital marketing 30-trong-1.


4- Qualaroo

Các dữ liệu thông thường sẽ cho bạn biết về các yếu tố định lượng. Qualaroo giúp bạn giải mã tâm lý của khách hàng mục tiêu. Công cụ này giúp bạn tìm hiểu các mặt như tại sao người xem website không mua hàng, tại sao bạn ít nhận được tương tác, hay tại sao lượng đòi bồi thường của thương hiệu bạn đang ngày càng tăng… Qualaroo tập trung vào khách hàng thay vì các con số, và kết quả của việc dùng công cụ này là bạn sẽ tối đa hóa thu nhập từ các khách hàng tiếp cận qua mạng.


5- SalesGenie

SalesGenie là một công cụ online giúp bạn tìm các “mối mua hàng” chất lượng và tăng cơ hội kinh doanh cho thương hiệu của bạn. Nó giúp bạn mày mò thị trường, tìm hiểu xem những nước đi nào đang mang về lợi hay hại cho bạn và các đối thủ của bạn.


6- MIXRANK
Nếu bạn không đầu tư thật nhiều thời gian để theo dõi và phân tích các đối thủ cạnh tranh của mình, bạn đang bỏ lỡ rất nhiều thông tin quý báu. MIXRANK như một “thám tử tư” giúp bạn tìm hiểu xem đối thủ đang quảng cáo trên các kênh truyền thông nào, nhận được đơn đặt hàng nhiều nhất từ các trang nào… Và vì thế, nó giúp bạn đi trước các đối thủ của mình một bước.


7- Unbounce

Các marketers lỗi lạc thời nay sẽ đưa khách hàng đến các landing page thay vì đến homepage của website mình. Điều này mang lại tỷ lệ conversion lớn hơn, nhưng lại yêu cầu rất nhiều chất xám để có thể tạo một landing page hiệu quả. Lúc đó, bạn sẽ cần đến Unbounce – công cụ giúp tạo và đánh giá landing page. Với công cụ này, bạn có thể tạo, sửa, và sử dụng landing page cho chiến dịch của mình mà chỉ mất lượng thời gian rất ngắn.



Email – đối với nhiều marketers – là một “chiến trường” đầy bom mìn mà họ không dám đặt chân đến. Tuy vậy, nếu không tự lao vào chiến đấu trên “chiến trường” đó, chiến dịch digital marketing của chúng ta khó mà đạt được thành công. Email là công cụ hữu hiệu giúp bạn tiếp cận các khách hàng mới, và giữ liên lạc với các khách hàng cũ.

Với sự giúp đỡ của SendGrid, bạn sẽ tăng cơ hội cho email của mình được khách hàng mở ra xem. Đồng thời nó cũng giúp bạn tạo nên một hệ thống giải quyết các yêu cầu được gửi từ phía khách hàng, ví dụ như đăng ký nhận thư hàng tháng, đăng ký mua hàng… Giao diện thân thiện với người dùng, dễ hiểu và đơn giản của công cụ này cũng sẽ khiến quá trình lập email của bạn được tiên lợi hơn.


9-  ProTexting

ProTexting là công cụ hỗ trợ bạn trong mảng quảng cáo SMS. Dịch vụ của ProTexting bao gồm giúp bạn tạo lập các tin nhắn, tương tác hai chiều với người nhận, quản lý danh sách những người nhận tin, cũng như gửi các tin hàng loạt. Đây là công cụ có thể giúp bạn đạt được một bước nhảy vọt trong quá trình chinh phục mobile marketing.


10- IFTTT

IFTTT là viết tắt của “if this then that” – đây là công cụ giúp bạn quản lý công việc làm digital marketer của mình. Công cụ này có thể giúp bạn tự động hóa các tin post trên mạng xã hội như Facebook và Twitter, nhận thông báo bằng email mỗi khi có người đặt hàng, nhận tin nhắn mỗi khi đối thủ của bạn post một nội dung mới… Bạn hoàn toàn có thể đồng bộ hóa các hoạt động trên mọi kênh (website, Dropbox, Facebook…) trong công cụ này, và điểu khiển chúng tại đây mà không cần phải đến tận từng địa chỉ web.


 Nguồn: Mix Digital
Read More...

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Lên chiến lược SEO cho domain mới từng bước một mang lại hiệu quả cao

Khi bạn bắt đầu làm SEO (lên chiến lược SEO) trang web mới, nó gần như một site trắng trong con mắt của Google và các công cụ tìm kiếm khác. Các spiders của công cụ tìm kiếm có thể thu thập được một số nội dung và keyword (từ khóa) ban đầu từ trang web của bạn, nhưng chúng không thể đo lường được chất lượng web của bạn một cách hiệu quả.Theo thời gian, chúng sẽ đánh giá site của bạn chính xác hơn dựa trên một số yếu tố khác nhau

Bao gồm cả số lượng và chất lượng của các trang web liên kết đến trang của bạn, số lượng các liên kết và chia sẻ trang web của bạn trên các mạng xã hội và hàng trăm các yếu tố khác thông qua những thuật toán tìm kiếm của google. Nhưng khi trang web của bạn mới được tung ra, bạn sẽ không có cơ hội kiểm soát được các công cụ tìm kiếm đánh giá trang web của bạn như thế nào.

Những công cụ tìm kiếm như Google sẽ tự động dựng lên một rào cản khi chúng tiếp xúc với các website mới. Nó giống như một cánh “cổng an toàn” mà bạn chỉ có thể từ từ hạ thấp nó cho tới khi nào site của bạn có thể vượt qua nó thì site của bạn đã thành công!

Để tăng độ tin cậy của google đối với website trong giai đoạn này, hãy xem xét một số yếu tố sau để có thể thực hiện một chiến lược SEO thích hợp cho tên miền mới của bạn:

Lên chiến lược SEO cho tên miền mới

Bước 1 của chiến lược SEO: Khởi đầu mạnh mẽ

Trước khi bạn bắt đầu tiến hành một chiến dịch đặt backlink, hãy chắc chắn rằng bạn đã tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) trên chính trang web của bạn (còn gọi là SEO onpage). Việc cần làm là:

Chọn tên miền tốt nhất có thể cho trang web của bạn. Điều quan trọng là tên miền của bạn phải phù hợp với mục đích kinh doanh (Xem thêm: chọn tên miền tốt)

Hệ thống chuyển trang trong nội bộ web (internal navigation) sao cho: người dùng sẽ luôn tìm thấy thông tin cần tìm trong vòng 3 cú click chuột.

Thêm bộ chuyển hướng breadcrumb cho tất cả các trang giúp định vị được vị trí mà người dùng đang đứng trên web (Ví dụ khi đang xem trang Yếu sinh lý là gì thì web bạn sẽ hiện thị 1 breadcrumb như sau: Công ty Tinh Quân> Kiến thức sinh lý > Đàn ông). Điều này rất quan trọng đối với google trong việc đánh giá chính xác PR và keyword relation của một page, giúp google hiểu rõ cấu trúc của site.

Tối ưu hóa nội dung hiện có của bạn. Lúc đầu, website của bạn có thể không có nhiều nội dung nhưng bạn phải điều hướng seo sao cho bất kỳ trang nào đã tồn tại thì cũng đều đã được tối ưu hóa bao gồm các từ khóa quan trọng trong thẻ tiêu đề của website, tiêu đề của bài viết, các URL và nội dung bài viết.
Cải thiện thời gian tải trang web của bạn (như giảm kích thước file hình, sử dụng javascript thay cho Flash…).

Bước 2 của chiến lược SEO: Tập trung nghiên cứu từ khóa:

Nói một cách ngắn gọn, Web có tồn tại hay không là dựa trên các từ khóa có xuất hiện được trên các công cụ tìm kiếm hay không. Do đó, nếu đặt từ khóa mục tiêu sai thì rất khó khăn cho việc SEO của bạn sau này. Hãy xác định chính xác web của bạn hoạt động trong lĩnh vực nào và nội dung web cung cấp sẽ là gì để có thể lên kế hoạch xác định từ khóa một cách chuẩn xác và khôn ngoan. (Xem thêm: Cách xác định từ khóa cho website)

Ngoài ra, xác định đối thủ cạnh tranh từ khoá là điều rất phức tạp. Những người mới làm seo thường chỉ quan tâm đến số lượng trang web nằm ở những vị trí top đầu của Google và cho rằng đó là những đối thủ mà mình phải cạnh tranh. Thật ra, không phải vậy. Thay vào đó, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố để google có thể đánh giá site đó lọt và Top 10 trong bảng kết quả tìm kiếm như: tuổi của domain, PageRank, tối ưu hóa Onpage và Offpage (đặt backlink).

Bước 3 của chiến lược SEO: Xây dựng link một cách chậm rãi

Mục tiêu của kế hoạch SEO offpage đó là kiếm được nhiều backlink càng tốt, để đạt được thứ hạng nhanh. Tuy nhiên với những website mới thì không nên áp dụng điều đó cẩu thả bởi một site mới tồn tại mà đột nhiền có hàng ngàn backlink chất lượng thấp trỏ vào site đó thì google dễ nhầm tưởng đó là web spam. Dục tốc bất đạt. Thay vào đó, bạn hãy tìm kiếm những backlink có giá trị hơn, có PR cao, còn hơn là đặt rất nhiều backlink từ nhiều trang web mà có PR thấp.

Bước 4 của chiến lược SEO: Tập trung xây dựng liên kết chất lượng:

Bạn có thể bỏ ra rất nhiều tiền để mua 10.000 backlink. Nhưng đổi lại, khách hàng tiềm năng của bạn có phải đạt tới con số 10.000? Hãy nhớ rằng tiền bạn bỏ ra tỉ lệ thuận với những cú click chuột của người dùng mỗi khi họ bấm vào từ khóa mà bạn đã mua.

Khi trang web của bạn lần đầu đưa vào hoạt động, song song với việc dựng lên “cổng an toàn”, Google còn đánh giá từ khóa của bạn một cách chính xác thông qua các backlink có cùng chủ đề với từ khóa mà bạn muốn SEO. Hãy tận dụng điều này và tìm kiếm những backlinks chất lượng, có PR cao và nhất là cùng chủ đề.

Bước 5 của chiến lược SEO: Liên tục tối ưu hóa cho website:

Cuối cùng, SEO không phải là việc thiết lập nó ra và sau đó quên nó đi. Bất kì một chuyên gia nào cũng sẽ khẳng định với bạn rằng “đã làm SEO thì phải duy trì sự liên tục, chứ không thể bỏ ngang”

Vì vậy, trong ba tháng đầu tiên tồn tại của trang web, bạn hãy thường xuyên cải thiện và đặt backlinks chất lượng cao cho nó sẽ giúp tăng độ tin cậy cho site. Một thời gian ngắn sau, bạn sẽ nhận thấy công sức bạn bỏ ra là không uổng phí.

Theo Idichvuseo.com
Read More...

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

6 câu hỏi cần trả lời trước khi bắt tay xây dựng mạng xã hội cho doanh nghiệp

Bạn muốn xây dựng mạng xã hội cho doanh nghiệp nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu? Nếu thế hãy dành thời gian trả lời những câu hỏi sau trước khi bắt tay xây dựng cộng đồng trực tuyến, dù đó có thể là cộng đồng khách hàng hay cộng đồng mạng xã hội cho doanh nghiệp.

1. Mục tiêu bạn muốn đạt được là gì?
Với câu hỏi đầu tiên này, bạn hãy nghĩ lại mục tiêu kinh doanh hiện tại. Có thể có những mục tiêu đã có trong chiến lược marketing hiện hữu, vì thế câu hỏi lúc này nên hỏi là: làm thế nào để đạt được những mục tiêu bạn đang thực hiện nếu có thêm mạng xã hội vào trong chiến lược chung? Để có thể đo lường được hiệu quả của mạng xã hội thì những mục tiêu này phải cụ thể, có thể đo lường và có khả năng thực hiện được.

Bạn chỉ nên bắt đầu xây dựng mạng xã hội nếu có mục tiêu kinh doanh rõ ràng và có khả năng đạt được chúng từ cộng đồng trực tuyến này.



2. Thị trường mục tiêu của bạn là ai?
Trả lời được câu hỏi này tức là bạn đã hiểu cần xây dựng cộng đồng trực tuyến này cho ai, và tập trung mọi thứ hướng vào đó.

Mạng xã hội chỉ có ý nghĩa khi có người tham gia.

Năm 2012, hãng phân tích thị trường Gartner đã dự đoán đến năm 2014 sẽ có tới 70% cộng đồng trực tuyến thất bại trong hoạt động. Một trong những lí do chính cho việc này bởi sự thiếu vắng một kế hoạch rõ ràng để xây dựng cộng đồng hướng tới ai và ai sẽ được lợi từ cộng đồng ấy. Khi có một ai vào cộng đồng thì họ phải thấy mình được chào đón và như thể họ thuộc về cộng đồng đó. Còn nếu họ vào mà phải lưỡng lự liệu họ có phù hợp, hoặc không chắc về vị trí của mình trong cộng đồng đó thì hẳn họ sẽ rời khỏi và cộng đồng sẽ không thể phát triển được.

3. Các thành viên sẽ muốn gì ở cộng đồng mạng xã hội?
Để các thành viên còn trở lại với cộng đồng thì họ cần được tương tác và cộng đồng của bạn cần nhắm đến mục tiêu phục vụ cho được nhu cầu của các thành viên trong này. Trong cộng đồng mà bạn xây dựng không chỉ để nói lên những thông điệp của riêng bạn mà phải có chỗ cho các thành viên được lên tiếng, được thể hiện suy nghĩ của họ. Ngoài ra, khi xây dựng nội dung, bạn cũng chú ý đến xây dựng những nội dung hướng đến nhóm khách hàng chính, nhóm khách hàng trung thành, có như vậy mới đảm bảo bạn vừa được tương tác vừa giữ lại được khách hàng trung thành cho doanh nghiệp của mình.


4. Bạn có được sự đồng thuận trong doanh nghiệp?
Động lực đứng sau thành công của bất kì cộng đồng nào chính là sự đồng thuận trong công ty. Social nên được trải rộng trong lòng doanh nghiệp, nghĩa là những người đứng đầu phải hiểu rõ mục đích của cộng đồng trực tuyến ấy và lợi ích doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ đó là gì. Nếu sự đồng thuận không có được từ ban lãnh đạo cho đến nhân viên bên dưới thì mọi nỗ lực bạn thực hiện sẽ không nhận được đánh giá đúng mức cũng như doanh nghiệp khó có thể có được sự hỗ trợ từ nỗ lực này và cuối cùng, thành công sẽ chỉ là điều xa vời đối với một cộng đồng như thế.

5. Tôi có thể dành bao nhiêu thời gian cho cộng đồng này?
Vấn đề quản lí được cộng đồng không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ và có thể chiếm trọn thời gian của bạn. Nếu cá nhân bạn không thể làm việc này do vướng bận công việc khác, hoặc không rõ phải làm thế nào thì nên nghĩ đến tìm một người thay bạn để quản lí cộng đồng. Và đây cũng là câu hỏi tiếp theo của chúng ta.

6. Tôi có nên thuê người quản lí cộng đồng?
Có nhiều khía cạnh để trở thành một người quản lí cộng đồng (hay còn có tên gọi thân thiện là admin) và đó thực sự không phải là công việc dễ dàng hay chỉ là việc vặt của trẻ con. Tìm một người có kinh nghiệm và kiến thức làm admin cần phải qua sự cân nhắc kĩ lưỡng, thậm chí bạn sẽ cần đến nhiều admin hơn nữa để làm công tác quản lí nếu đó là một cộng đồng lớn.


Admin là người có vai trò quan trọng để thực thi chiến lược social của bạn, và có thể chiếm cả vai trò quan trọng trong toàn tổ chức. Bạn cần tinh tế chọn ra đúng người ngay từ đầu và cùng họ lập kế hoạch thực hiện nếu muốn cộng đồng phát triển và phát triển đúng hướng với mục tiêu của doanh nghiệp.

Một vấn đề cũng cần phải nói qua là chi phí. Nếu chi phí cho người quản lí cộng đồng trở thành vấn đề khó khăn trở ngại, thì có thể chọn ra những tình nguyện viên trong chính cộng đồng để giúp bạn quản lí và đảm bảo cộng đồng sinh ra vì người dùng, không phải vì doanh nghiệp.

Tóm lại, để nhận thức được lợi ích của mạng xã hội, bạn phải thực sự hiểu được đối tượng của mình, phân bổ nguồn lực đúng và đủ, có sự đồng thuận từ những người có tầm ảnh hưởng trong công ti cùng một chiến lược vững chắc trong tay. Xây dựng một cộng đồng trực tuyến sẽ tốn không ít quĩ thời gian của bạn để lập kế hoạch, cống hiến và làm việc liên tục và không nên bị xem nhẹ. Tuy nhiên, nếu được thực hiện đúng đắn thì kế hoạch ấy có thể nâng doanh nghiệp lên tầm cao mới và mang lại lợi ích lớn lao cho cả doanh nghiệp.

Và dĩ nhiên, còn nhiều câu hỏi khác nữa cần được suy xét và không phải câu hỏi nào trong đó cũng dễ trả lời. Khía cạnh nào bạn nghĩ là quan trọng nhất cần xem xét khi xây dựng cộng đồng trực tuyến của mình? Hãy cùng chia sẻ trong phần bình luận dưới đây nhé.

 Nguồn: Chiến lược Marketing

Read More...

What's SEM - SEM là gì?

SEM là một hình thức Internet Marketing và là một phương pháp marketing nhằm tăng sự hiện diện của bạn hay doanh nghiệp, tổ chức thông qua công cụ tìm kiếm.

Kể từ sau khi các bộ máy tìm kiếm ra đời trên môi trường mạng Internet, cùng với những tiện ích của nó đối với nhu cầu người dùng, số lượng người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm để tra cứu thông tin ngày càng tăng lên đáng kể. Và cho đến ngày nay thì hầu như ai dùng mạng Internet cũng đều sử dụng các công cụ tìm kiếm hàng ngày. Do đó, các nhà cung cấp các cỗ máy tìm kiếm nội dung trên Internet cũng bắt đầu nghĩ đến việc tiếp thị thông qua công cụ tìm kiếm từ rất sớm. Và đó chính là lý do sự ra đời khái niệm về SEM.


SEM bao gồm các hình thức quảng cáo trả tiền theo ngữ cảnh, trả tiền để mua nơi đặt quảng cáo, và trả tiền để xuất hiện quảng cáo. Ngoài ra, SEM cũng bao gồm cả SEO, một phương pháp marketing để tăng sự hiện diện của bạn trên cổ máy tìm kiếm bằng các thủ thuật và cách thức tối ưu hóa website cho công cụ tìm kiếm.

Cấu trúc thị phần SEM

Vào năm 2008, những nhà quảng cáo ở Bắc Mỹ đã sử dụng 13,5 triệu USD cho SEM. Hiện tại có 3 dịch vụ cung cấp SEM lớn nhất là Google Adwords, Yahoo! Search Marketing và Microsoft AdCenter. Năm 2006, SEM đã phát triển rất mạnh so với các hình thức Marketing truyền thống, thậm chí hơn cả các hình thức Internet Marketing khác. Bởi vì những công nghệ áp dụng cho hình thức Marketing này không phải đơn giản, vì thế các dịch vụ trung gian đã ra đời và phát triển. Những người làm Marketing truyền thống cảm thấy khó khăn khi ứng dụng các dụng vụ này nên đã sử dụng các dịch vụ trung gian để triển khai các chiến lược Marketing giúp họ.

Lịch sử SEM

Vào giai đoạn giữa những năm 90, số lượng các website bắt đầu phát triển nhanh chóng. Điều này đã phát sinh nhu cầu tìm kiếm các thông tin trên mạng Internet được cung cấp bởi các website. Và tất nhiên là các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm này cũng cần phải có thu nhập để duy trì cho hệ thống của họ. Do đó, các hình thức quảng cáo trả tiền tính trên số nhấp chuột (click) bắt đầu ra đời bởi OpenText năm 1996 và GoTo.com năm 1998. GoTo.com sau đó thay đổi tên sang Overture vào năm 2001, và được mua bởi Yahoo! năm 2003. Cho đến bây giờ, Yahoo vẫn còn cung cấp dịch vụ này với tên gọi là Yahoo! Search Marketing.

Khái niệm "Search Engine Marketing" được đưa ra bởi Danny Sullivan vào năm 2001 bao hàm cả những công việc làm SEO, quản lý những danh sách trả tiền cho các cỗ máy tìm kiếm, đăng các website vào danh bạ web, và phát triển chiến lược Online Marketing cho doanh nghiệp, tổ chức và cả những cá nhân.

Vào năm 2000, Google cũng cung cấp dịch vụ quảng cáo tương tự trên trang kết quả tìm kiếm của mình với tên gọi Google Adwords. Đến năm 2007, hình thức quảng cáo trả tiền theo click trở thành hình thức mang lại doanh thu chính cho các cỗ máy tìm kiếm. Với sự thống trị thị trường của Google, vào năm 2009, Yahoo! và Microsoft đã liên kết với nhau. Liên minh tìm kiếm Yahoo! và Microsoft đã nhận được sự ủng hộ của các nhà quản lý ở Mỹ và Châu Âu năm 2010.

Những người làm công việc tư vấn tối ưu hóa cho các cỗ máy tìm kiếm (SEO) cũng đã mở rộng dịch vụ của mình nhằm tạo thêm cơ hội quảng cáo trên các cỗ máy tìm kiếm. Và thế là những hình thức quảng cáo và tiếp thị trên các cỗ máy tìm kiếm bắt đầu nở rộ. Khái niệm "Search Engine Marketing" được đưa ra bởi Danny Sullivan vào năm 2001 bao hàm cả những công việc làm SEO, quản lý những danh sách trả tiền cho các cỗ máy tìm kiếm, đăng các website vào danh bạ web, và phát triển chiến lược Online Marketing cho doanh nghiệp, tổ chức và cả những cá nhân.

 Nguồn: Chiến lược Marketing
Read More...

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Làm thế nào để phân tích chỉ số ROI trong Social Media?

Bạn đã tốn hàng giờ đồng hồ cho kênh truyền thông xã hội nhưng không nảy ra những ý tưởng để dẫn đến thành công?

Khách hàng của bạn vẫn thường xuyên hỏi han về những kết quả mà Social Media mang lại ?

Bạn chưa làm được điều này, vì vậy bạn cần tìm một chiến lược để đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI- Return On Investment) trong chiến dịch truyền thông xã hội của bạn.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ các công cụ và các tip để đo lường ROI trong nỗ lực truyền thông của bạn.

Tại sao cần phân tích ROI?
ROI là minh chứng cho những nỗ lực truyền thông bạn đang làm. Khách hàng và người giám sát cần biết là bạn đã làm chiến dịch thành công như thế nào… và bạn cũng cần biết điều đó.

Điều này rất quan trọng đối với một công ty truyền thông xã hội, nhà tư vấn và nhân viên tham gia trong một tổ chức.

Thử thách chính trong đo lường ROI là bắt kịp với những thay đổi trong thuật toán. Sử dụng những công cụ đánh vào thị trường và chứng minh cho khách hàng của bạn thấy rằng họ đang tận dụng tối đa hóa sự đầu tư của họ vào bạn.



Dưới đây là 5 bước cho chiến thuật đo lường ROI.

1. Đặt ra mục tiêu truyền thông xã hội
ROI có thể được đo lường bằng nhiều cách: qua khách hàng có được, tìm kiếm khách hàng, số click chuột, doanh thu, tham gia cuộc thi, v.v. Tất cả phụ thuộc vào mục tiêu của riêng bạn. Trước khi bạn có thể tìm ra và đo lường chỉ số ROI, bạn cần xác định rõ mục tiêu của bạn, từ đó bạn mới biết được những nhân tố nào bạn cần đo lường và thành công đối với bạn là gì.

Top 5 cách đo để phân tích ROI trong Marketing truyền thông xã hội: Đằng sau doanh thu, tham gia truyền thông xã hội có nhiều lợi ích đi kèm cho Doanh nghiệp ví dụ như hỗ trợ dịch vụ khách hàng và thu hút quan hệ công chúng.

Lượng tương tác (reach), lượng truy cập (traffic), vị trí dẫn đầu (leads), khách hàng và tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) là cách đo của Pamela Vaughan trên Hubspot, những điều gợi ý này bạn nên quan tâm đến khi nói về thành công Marketing truyền thông xã hội.

Đo lường chỉ số ROI Online bằng 6 bước đơn giản: Troels Kjems, một nhà tư vấn thâm niên của công ty Think! Digital, chia sẻ nhiều ví dụ về mục tiêu chuyển đổi website (được gọi là hành động khao khát) mà bạn muốn trình bày cho khách ghé thăm (visitor).

Những điều này bao gồm giao dịch Online, thông tin liên lạc, số clicks vào đường link, số đăng ký nhận bản tin (newsletter signups), tải file PDF, tương tác xã hội, lượt xem video…


Ba bước sau đây sẽ giúp bạn tìm thấy mục tiêu chiến dịch của bạn và đo lường kết quả cho khách hàng.

Một khía cạnh tiếp theo là: Làm thế nào nào để đặt ra mục tiêu về Social Media, hãy kiểm tra lại qua bài viết MarketingProfs của Laura Patterson.

Patterson yêu cầu bạn định lượng rằng bạn đang hướng đến điều gì và thiết lập mục tiêu. “Nếu kết quả kinh doanh như mong đợi liên quan đến việc thu hút được khách hàng hay mở rộng khách hàng, mục tiêu hoạt động cho chiến dịch…có thể bao gồm một số yêu cầu, những cuộc hẹn hay thậm chí là những yêu cầu về bảng báo giá.”

2. Xác định đúng nền tảng/ platforms
Mục tiêu và chiến lược chạy kết quả cho Social Media phải phù hợp với những nền tảng bạn sử dụng. Một số fan thì dựa trên Twitter, số khác lại dựa trên Facebook, Pinterset hay Instagram. Hãy tìm những nơi khách hàng của bạn bỏ thời gian vào, vì vậy việc xác định kế hoạch sẽ giúp bạn sẽ thành công.

Làm thế nào để chọn nền tảng Social Media: Infographic này được Melissa Leiter chia nhỏ thành những nền tảng khác nhau như: Pinterest, Twitter, Facebook, Instagram, Google+ và Linkedln.

Khi bạn xác định được nền tảng cho Social Media, bạn phải nghĩ ra được chúng là những thứ gì, nền tảng nào họ thích hơn và cần tốn thời gian bao lâu cho những thứ đó. Bạn có thể nhận ra những nền tảng phù hợp với mục tiêu của bạn.


Social Media: Bạn có biết khách hàng của bạn đang nằm ở đâu không? Heidi Cohen chia sẻ những nghiên cứu về thuộc tính nhân khẩu học của khách hàng trên Social Media ở Mỹ. Cô ấy đã đề nghị một số tips Marketing có thể hoạt động được trên Facebook, Twitter, Pinterest, Tumblr và Instagram, dựa trên những kết quả đạt được.

3. Theo dõi chiến dịch
Bạn cần theo dõi về thời gian tiêu tốn, chi phí của quảng cáo, v.v cũng như các hoạt động và chiến dịch mà bạn nhắm vào như một phần của Marketing truyền thông xã hội. Có nhiều công cụ bạn có thể sử dụng để thực hiện.

7 công cụ phân tích đa nền tảng trong Social Media: Việc giám sát Social Media là cần thiết để xác định ROI của bạn. Trên RazorSocial, Ian Cleary chia sẻ về chi phí, chức năng và những lợi ích của các công cụ đo lường từ miễn phí như Google Analytics đến trả phí như Socialbakers và Simply Measured.


Chỉ số ROI của Social Media:

11 công cụ miễn phí đo lường thành công Social Media: Theo nghiên cứu của Engine Watch, Chuck Price chia sẻ 11 công cụ quản lý miễn phí trên Social Media.

Danh sách này gồm có HootSuite (không nằm trong kế hoạch), Social Mention (công cụ cho phép bạn theo dõi hoạt động người sử dụng) và Bitly (công cụ cho phép bạn tùy biến các link rút gọn vì vậy bạn có thể theo dõi mọi thứ bạn chia sẻ).


4. Báo cáo những khám phá mới
Đừng quan tâm là bạn đang báo cáo cho một giám sát viên hay cho chính bạn, bạn cần xác định cách báo cáo kết quả của bạn. Bạn cũng muốn khám phá/thực hiện với một khung thời gian hợp lý: hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay tất cả trên.

Top 5 những báo cáo Google Analytics cho Marketer Social Media: Convince and Convert có một nguồn dữ liệu tuyệt vời, quan trọng được đưa vào báo cáo của Google Analytics. Chris Sietsema chia sẻ một số bài tập cổ điển và mới để đo sự tác động của Social đến các chiến dịch của bạn.


The Perfect Social Media Report—Tips and Tricks to Get the Best Results: Báo cáo bởi Alexandra Cojocaru trên Blog uberVu mang tính toàn diện hơn một chút, điều này sẽ làm hoàn hảo hơn cho phần thuyết trình.

Nó bao gồm sự phân bổ các nền tảng, cũng như đo lường về số lượng và chất lượng, cảm tính/ý kiến và những kết quả cho sites Social rõ ràng.


Học cách làm thế nào tạo báo cáo ROI cao nhất từ blog Ubervu.com. Dưới đây là giao diện Báo cáo trên Facebook, cũng như là các mẹo truyền thống để báo cáo và một giao diện bạn có thể cho Twitter, Linkedln và một blog từ Rachel Melia.

5. Kết quả đánh giá và tái thiết lập mục tiêu
Một khi bạn nhìn thấy những thống kê trước mắt bạn, bạn có thể tính toán ROI của bạn và xem những kết quả của Marketing để thấy đã và chưa làm được gì. Nếu bạn thực hiện những quảng cáo phải trả tiền thì việc đo lường rất quan trọng bởi vì nó liên quan đến chi phí.

Một hướng dẫn cụ thể trong việc Làm thế nào để tính toán ROI của chiến dịch Social Media: Chuyên gia Marketing trên 60Second, Jamie Turner chỉ cho bạn việc chỉ định một giá trị cho khách hàng của bạn và sử dụng những minh họa để xác định chiến dịch truyền thông xã hội bạn tiêu tốn. Sau đó, Jamie dẫn dắt bạn bằng cách sử dụng các phép đo để dẫn dắt những thay đổi trong chiến dịch truyền thông.


ROI trong Social Media là trò chơi của con số: Bài viết này định nghĩa những việc cần làm khi phân tích ROI- đừng bận tâm đến kết quả như thế nào. Nichole Kelly, nhà nghiên cứu về Social Media, nói chuyện về hiểu biết trong toán học, thích nghi và xác định lại mục tiêu.

 Nguồn: Làm Marketing
Read More...

4 quan niệm SEO sai lầm mà Matt Cutts muốn bác bỏ

Bạn có từng thấy những gì không đúng sự thật vẫn được lặp đi lặp lại hàng ngày? Matt Cutts – chuyên viên phân tích của Google đã thấy rất nhiều thứ như vậy. Hàng ngày ông thấy những quan niệm SEO sai lầm được lặp đi lặp lại. Ông có đề cập cụ thể những quan niệm đó trong video hỗ trợ quản trị web (Webmaster help video) gần đây.
slide ​

1. Trả tiền cho Google AdWords = xếp hạng hữu cơ cao hơn 

Điều đầu tiên mà ông nhắc đến trong video này là vấn đề quảng cáo. Mọi người nghĩ rằng: nếu trả tiền cho quảng cáo Google Adwords, bạn sẽ có thứ hạng cao hơn. Nhưng sự thật lại trái ngược hoàn toàn: bạn sẽ có thứ hạng cao hơn nếu không mua quảng cáo”.

"Chúng ta nên để hai quan niệm đó tự đào thải lẫn nhau, cái nào đúng ắt sẽ thắng và ngược lạiMatt Cutts chia sẻ.

2. Google thay đổi thuật toán để ép mua quảng cáo

Rất nhiều người cho rằng Google cố tình thay đổi các thuật toán để làm giảm lưu lượng truy cập khiến cho các chủ sở hữu trang web buộc phải mua quảng cáo để bù đắp lại lượng traffic hao hụt.

"Có những ý kiến cho rằng Google thay đổi để lái người dùng mua quảng cáo. Với thâm niên làm việc ở Google 13 năm và bây giờ là làm trong nhóm kiểm định chất lượng, tôi có thể nói rằng các bạn nên hiểu tại sao Google phải làm những điều nó nên làm đối với kết quả tìm kiếm”

"Chúng ta phải đem lại kết quả tốt nhất cho người dùng, vì thế họ mới hài lòng và muốn quay trở lại. Đó là điều cơ bản nhất. Khách hàng là thượng đế đúng không? Nếu chúng ta cung cấp cho họ trải nghiệm tìm kiếm tốt, họ sẽ tiếp tục quay trở lại với chúng ta những lần sau nữa khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin.

"Và cùng lúc họ có thể nhấp chuột vào các quảng cáo, điều đó cũng tốt đấy chứ. Nhưng chúng tôi không thay đổi thuật toán chỉ vì mục đích muốn người dùng chuyển sang mua quảng cáo. Nếu bạn mua quảng cáo, bạn cũng không thể có được thứ hạng cao hơn theo cách tự nhiên mà các thuật toán quy định, đồng thời những quảng cáo đó cũng không ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn.”

3. Thủ thuật mũ đen: cách tốt nhất để xếp thứ nhất

Cutts cũng chia sẻ rằng ông muốn các quản trị web nên suy nghĩ cho bản thân họ nhiều hơn thay vì phụ thuộc vào những gì họ đọc được trên các diễn đàn Seo mũ đen. Họ nên nghĩ rằng nếu muốn đứng hạng nhất, họ sẽ phải làm những gì xứng đáng để có được thứ hạng đó.

"Đừng sợ phải suy nghĩ theo cách riêng của mình” Matt Cutts nói. “Đa số mọi người thường có xu hướng đồng bộ hóa suy nghĩ của mình với người khác – suy nghĩ nhóm.”

Matt Cutts nêu ví dụ các trang danh bạ bài viết, guest blogging, và mạng lưới liên kết kiểu bánh xe (link wheel) là những “viên đạn bạc” mà mọi người tin nó có thể giúp có được vị trí quán quân.

"Nếu ai cũng có suy nghĩ giống bạn thì tất cả mọi người đã dùng cách đó để kiếm tiền một cách dễ dàng, vậy thì lấy đâu ra những công cụ hay những cuốn ebook bán cho mọi người” – Matt bức xúc.

4. Công cụ SEO sẽ giải quyết mọi vấn đề

Ông cũng đưa ra cảnh báo về các công cụ SEO đa dạng hiện nay, ông khuyên mọi người nên thận trọng khi mua bất kỳ gói phần mềm tiếp thị (tools marketing) nào và coi nó như cách cuối cùng và duy nhất để được xếp hạng ở vị trí đầu tiên.

Có rất nhiều công cụ tự động và các gói phần mềm SEO được bán cho quản trị web trên các diễn đàn Seo mũ đen, mà không hề có sự bảo đảm nào trong khi chúng rất dễ bị phát hiện và vi phạm các hướng dẫn của Google.

"Bạn có suy nghĩ rằng khi bỏ một số tiền lớn ra mua phần mềm SEO, nó sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề từ nhỏ đến lớn? Đó là một suy nghĩ không đúng” Ông nói. “Gần đây tôi đọc một bài viết nói về việc mọi người sử dụng các gói phần mềm SEO tự động, và cố gắng để thực hiện SEO mũ trắng với nó. Thiết nghĩ việc làm đó giống như là mua một khẩu súng và cố gắng để sử dụng nó như một cái búa.”

Cutts cảnh báo rằng bạn có thể đang tự đào một cái hố cho mình.

"Chỉ vì ai đó nói rằng họ thực hiện rất nhiều tiền trên mạng nhưng thực tế thì không phải nhưu vậy” Cutts nói. “Nếu thực sự họ kiếm được nhiều tiền, họ sẽ tiếp tục làm và giữ nó cho riêng mình chứ không dại gì đem ra chia sẻ với bạn đâu. Vì thế nếu có nhu cầu, hãy tìm kiếm những công cụ, phần mềm được bán rộng rãi và có ít các cảnh báo “nguy hiểm.”

Sự thật: Hãy đem lại cho người tìm kiếm những gì họ muốn!

Hãy nghĩ đến những tiêu chuẩn xếp hạng của Google và nghĩ cách làm sao để trang của bạn đáp ứng được những tiêu chuẩn đó, hơn là phải đau đầu tìm ra cách lừa dối Google rằng bạn xứng đáng để xếp hạng nhất.

"Và nếu bạn coi tiêu chuẩn của Google là những nguyên tắc vàng cho mình và nỗ lực mang lại kết quả tốt nhất cho người dùng – thì chúng tôi chắc chắn sẽ muốn trở lại những trang chất lượng cao mà bạn đang bỏ rất nhiều công sức ra để xây dựng.

"Nếu bạn không tuân thủ những hướng dẫn của Google, mà muốn “đi đêm”, lừa dối, dùng SEO mũ đen, spam, nhồi nhét từ khóa thì những thủ thuật đó sẽ không thể tồn tại lâu, sớm muộn gì chúng tôi cũng sẽ phát hiện ra. Bạn đang làm ngược lại với các thuật toán, làm ngược lại với nhu cầu người dùng. Người dùng hiện nay có kỹ năng và yêu cầu tìm kiếm rất cao, chưa kể công nghệ tìm kiếm cũng rất hiện đại, nếu như họ vào trang web của bạn và thấy nội dung như một mớ hỗn độn của bạn, hẳn họ sẽ tức giận hoặc đơn giản hơn là sẽ không bao giờ quay lại.

Ông cũng nhắc nhở quản trị web rằng Google không nghĩ đến lợi nhuận khi xếp hạng tự nhiên các trang web, mà họ nghĩ đến làm sao để đưa đến cho người dùng kết quả tìm kiếm tốt nhất.

"Thật thú vị khi nhiều người nghĩ rằng Google chỉ quan tâm đến số tiền họ kiếm được chứ không phải là chất lượng của kết quả tìm kiếm. Thực chất chúng tôi luôn phải nghĩ làm sao để kết quả tìm kiếm tốt hơn? Chính điều đó sẽ mang lại lợi ích lâu dài hơn cho chúng tôi, và chắc chắn một điều rằng chúng tôi vẫn sẽ làm như vậy rất lâu sau này nữa” – trích lời Matt Cutts.


Các bạn nên xem đoạn video hướng dẫn các quản trị web nói về những quan niệm SEO sai lầm dưới đây. Rất nhiều người vẫn lặp đi lặp lại những suy nghĩ này dù cho họ có thể vừa bị phạt bởi một trong quan niệm sai lầm đó.

Nguồn www.thegioiseo.com 
Read More...