Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Chọn công cụ Social Media hỗ trợ tốt nhất cho việc kinh doanh của bạn

Làm thế nào để chọn công cụ Social Media hỗ trợ tốt nhất cho việc kinh doanh của bạn (Phần 1)

Trước khi trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài viết, hãy chắc chắn rằng bạn có lý do rõ ràng cho một câu hỏi khác là: Tại sao chúng ta nên dùng social media?
Dưới đây là 3 câu hỏi sẽ giúp bạn trả lời:
- Khách hàng của bạn đang ở đâu? Nếu họ không sử dụng Facebook hoặc Twitter, bạn không cần phải đầu tư vào kênh này. Social media có thể rất hấp dẫn và lôi cuốn nhưng nó ngốn rất nhiều thời gian và công sức để làm ĐÚNG, vậy các doanh nghiệp nên chắc chắn rằng mình đang dốc sức trước khi nhảy vào lĩnh vực social này.
- Bạn có thể gây ảnh hưởng như thế nào từ việc đầu tư vào social? Hãy nhớ một điều rằng, số lượng người mà bạn tiếp cận được không quan trọng bằng bạn tiếp cận đúng người. Sự thật là giải quyết công việc mà thiếu sự am hiểu sẽ là vấn đề cho công việc kinh doanh của bạn bởi nguồn lực hạn chế.
- Digital có thể làm tăng hiệu quả cho marketing truyền thống không? Nếu bạn có một chương trình marketing truyền thống mạnh như là quảng cáo giấy, hãy nghĩ về việc sử dụng digital để cải thiện tỷ lệ ROI. Ví dụ bạn có thể chia sẻ trên blog hoặc website. Chuyển đổi một vài kênh marketing truyền thống online có thể giúp bạn giảm tổng chi phí và tăng lợi nhuận ròng lên.
Bây giờ, bạn đã có đủ lý do để sử dụng social media, vấn đề tiếp theo là sử dụng cái nào?

Có 3 bước:
- Trước nhất, xác định mục tiêu cho việc sử dụng Social media: mạng lưới social là mạng lưới năng động nhất. Với các ứng dụng mạng xã hội cung cấp dịch vụ notification, message và tag, bạn có cơ hội đầy tiềm năng liên kết trực tiếp đến khách hàng của bạn. Social media đóng 6 vai trò trong công việc kinh doanh của bạn: Tăng độ nhận diện thương hiệu, Chia sẻ sản phẩm hoặc tin tức mới, Kết nối với khách hàng, Nhận những phản hồi quan trọng, Tạo campaign hoặc nhận thức đối với một vấn đề và Tạo mối quan hệ, mối liên kết kinh doanh giá trị.
- Lựa chọn phương án hiệu quả nhất: Mạng kết nối cộng đồng tốt nhất với các dịch vụ: Google+, Facebook, Twitter, LinkedIn. Mạng chia sẻ hình ảnh tốt nhất với các sản phẩm: Pinterest, Instagram, Youtube, Vine.
Chọn Facebook…nếu bạn đang xây dựng cộng đồng nhận biết sự có mặt của mình và muốn tiếp cận nhiều nhất số lượng người có thể. Không chỉ có số người dùng lớn nhất, Facebook còn được sử dụng thường xuyên nhất chứng tỏ mức độ kết nối cao.
Chọn LinkedIn…nếu bạn đang kinh doanh B2B hoặc đóng vai trò cung cấp những insight hữu ích  cho mọi người tìm hiểu về công việc hiện tại của họ, tìm kiếm các mạng lưới kinh doanh, hoặc công việc tiếp theo. Đa số những người sử dụng LinkedIn có mức thu nhập và học thức cao đòi hòi thông tin bạn cung cấp phải có giá trị riêng biệt và đúng đối tượng.
Chọn Pinterest…nếu bạn làm việc trong ngành công nghiệp mà khách hàng thường thể hiện bản thân họ qua hình ảnh. Hãy nghĩ về đối tượng của bạn và sở thích của họ. Họ có thích thu thập hình ảnh trước khi ra quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ không? Họ có thực sự thích thú với những vấn đề được thể hiện bằng hình ảnh không?
Chọn Instagram…nếu, giống như Pinterest, bạn cần có một khía cạnh trực quan về việc bạn làm gì và khách hàng của bạn thích gì. Điều thú vị là, những người dùng Instagram  thường dùng cả Twitter, vì vậy bạn có thể “một mũi tên trúng hai đích”. Instagram hấp dẫn phân khúc … và phổ biến với dân cư thành thị, đây có thể là một lựa chọn tốt cho thị trường mục tiêu của bạn.
- Bước cuối cùng, viết kế hoạch:
Xác định thị trường của bạn: Thông tin nhân khẩu học của khách hàng là gì? Sản phẩm hoặc dịch vụ có trực quan không? Phương tiện truyền thông mạng xã hội có mang lại nhiều lợi ích hơn không?
Lên nội dung: Hãy chắc chắn rằng nội dung của bạn có giá trị và hấp dẫn đủ để khách hàng của bạn tiếp tục theo dõi.
Kết nối: Đừng sợ liên kết trang của bạn với những sản phẩm hoặc dịch vụ khác. Bạn thậm chí có thể nhận được ngược lại những liên kết khác.
Tính đồng nhất là chìa khóa quan trọng: Hãy chắc chắn rằng thương hiệu của bạn có thể nhận diện trên tất cả các phương tiện truyền thông mạng xã hội, và dĩ nhiên phải phù hợp một cách hoàn hảo nhất với style của thương hiệu đó.
Kiểm tra các đối thủ: Khảo sát thị trường ai là đối thủ cạnh tranh của bạn và cách họ làm kinh doanh. Bất kể họ làm cái gì, bạn phải làm tốt hơn.
Đo lường thành quả của bạn: Sử dụng công cụ như Google Analysis để theo dõi chiến dịch truyền thông mạng xã hội của bạn là một giải pháp tuyệt vời để thấy cái gì đang hoạt động tốt và cái gì không.
Nguồn: IMAS Communication
Read More...

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Lịch sử của công cụ tìm kiếm

Sự ra đời của Internet đem lại cho con người một kho dữ liệu khổng lồ ở nhiều lĩnh vực. Dù ở bất kì nơi nào trên trái đất, chỉ với chiếc máy tính nối mạng, chúng ta đều có thể truy cập vào những dữ liệu đó. Tuy nhiên, mọi chuyện trước đây không hề dễ dàng như vậy.

Đã có rất nhiều các công cụ tìm kiếm ra đời, trải qua cạnh tranh khắc nghiệt và những cải tiến khoa học mà ngày nay chúng ta mới có những công cụ tuyệt với như Google, YouTube. Cùng tìm hiểu Infographic dưới đây để có thêm thông tin về lịch sử phát triển của các công cụ tìm kiếm.



Theo Tinh Tế
Read More...

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

[Infographic] 9 cách giúp chọn tên miền hoàn hảo cho website

Ai cũng hiểu ngôn từ có ý nghĩa và ẩn chứa sức mạnh ngay trong nội tại bản thân từng chữ.
Và điều đó càng quan trọng hơn nữa trong thời đại digital marketing và phát triển thương hiệu ngày nay. Với một website không chỉ cần hình thức trình bày đẹp mắt, nhã nhặn mà việc chọn lựa được một tên miền (domain name) cho website cũng quan trọng đối với bất kì cá nhân hoặc một tổ chức doanh nghiệp nào. Công việc chọn lựa tên miền nói ra tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế có những qui tắc "bắt chết" chúng ta hoặc gần như thế buộc ta phải tuân theo nếu muốn sở hữu được một tên miền như ý hoặc giả như bạn không muốn dính tới những phiền phức về sau. Vậy đó là những điều gì?
Trong infographic dưới đây bạn sẽ tìm ra được 9 điều cơ bản để có được một tên miền hoàn hảo, phù hợp cho cả mục đích kinh doanh hoặc cho cá nhân. Mời các bạn cùng theo dõi.

Theo Chiến lược Marketing
Read More...

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Làm sao để Google index website nhanh hơn

Làm sao để index nhanh, đây là một vấn đề rất được giới làm SEO quan tâm. Gần đây, trên các forum về SEO, tôi có nghe mọi người nhắc đến một kĩ thuật khá lạ : “kĩ thuật nhốt bot“. Theo như một số comment thì kĩ thuật này có tác dụng giữ bot ở lại trong website của mình, mục đích là để Google index website nhanh hơn.

Cá nhân tôi thì chưa từng dùng qua kĩ thuật này nên chưa biết lợi hại của nó ra sao. Nhưng tôi cho rằng Google ngày càng hướng đến người dùng, hướng đến những nội dung tự nhiên nhất, bản thân từ “nhốt” theo nghĩa tiếng Việt đã là một sự cưỡng ép. Google thích tự nhiên, mà các bạn lại cưỡng ép nó, như thế là không tốt.

Vậy thay vì “nhốt bot” tại sao chúng ta không “mời bot“, vẫn giúp website index nhanh hơn nhưng “mời bot” lại nhẹ nhàng, lịch sự và có văn hóa hơn rất nhiều.

làm sao để Google index website nhanh hơn

“Mời bot” như thế nào ? Sau đây tôi xin hướng dẫn các bạn một vài cách cơ bản để giúp Google index website nhanh hơn. Đây là những cách mà tôi đã từng thử nghiệm và cảm thấy đúng đắn, xin mạn phép đặt tên cho chiêu thức này là : “Kĩ thuật mời bot“.


1. Sau khi xuất bản bài viết, hãy submit link lên các mạng xã hội uy tín và các forum có PR cao.

Bản thân SEO Kool thường sử dụng 3 mạng xã hội : Facebook, G+, Twitter đặc biệt là Facebook, các bạn post link và cố gắng tạo chủ đề xoay quanh nội dung của link để câu like và thảo luận. Như thế sẽ có tác dụng hơn rất nhiều so với việc chỉ post link lên đó và bỏ mặc nó. Nếu có thể post link lên những Fan Page cùng chủ đề nữa thì càng tốt.

2. Post bài thường xuyên và đều đặn hằng ngày vào một khoảng thời gian nhất định.

Tôi đã thử nghiệm và rút ra kết luận rằng nếu bạn thường xuyên post bài vào cùng một thời điểm trong ngày, liên tục từ 1-2 tuần thì sẽ tạo thành một thói quen cho bot Google, cứ đến thời điểm đó, nó sẽ chờ sẵn để index những bài viết mới của bạn.

Tuy nhiên, SEO Kool cũng có một thử nghiệm khác, đó là post bài vào thời gian ngẫu nhiên và nhận thấy rằng các bài viết của mình vẫn được index rất nhanh.

Vậy kết luận ở đây là gì ? Hãy post bài thường xuyên và đều đặn, đừng quan tâm đến thời gian bot vào lúc mấy giờ, mấy phút. Post bài một cách ngẫu hứng không cố định thời gian nhưng một điều chắc chắn là hãy post hằng ngày. Bot Google sẽ nhảy múa trong website của bạn.

Mỗi ngày phải có ít nhất từ 1-2 bài viết mới và thường xuyên theo dõi lượng index trong 24h bằng câu lệnh : site:domain.

3. Sử dụng cơ chế ping server của wordpress

Thật tuyệt vời cho những ai sử dụng wordpress vì tốc độ index của nó rất nhanh. WordPress có cơ chế ping server rất tốt và càng tốt hơn nữa khi bạn thêm list danh sách dưới đây vào mục Settings -> Writing – > Update Services

http://rpc.pingomatic.com
http://rpc.twingly.com
http://api.feedster.com/ping
http://api.moreover.com/RPC2
http://api.moreover.com/ping
http://www.blogdigger.com/RPC2
http://www.blogshares.com/rpc.php
http://www.blogsnow.com/ping
http://www.blogstreet.com/xrbin/xmlrpc.cgi
http://bulkfeeds.net/rpc
http://www.newsisfree.com/xmlrpctest.php
http://ping.blo.gs/
http://ping.feedburner.com
http://ping.syndic8.com/xmlrpc.php
http://ping.weblogalot.com/rpc.php
http://rpc.blogrolling.com/pinger/
http://rpc.technorati.com/rpc/ping
http://rpc.weblogs.com/RPC2
http://www.feedsubmitter.com
http://blo.gs/ping.php
http://www.pingerati.net
http://www.pingmyblog.com
http://geourl.org/ping
http://ipings.com
http://www.weblogalot.com/ping
http://blogsearch.google.com/ping/RPC2
http://1470.net/api/ping
http://api.feedster.com/ping
http://api.moreover.com/RPC2
http://api.moreover.com/ping
http://api.my.yahoo.com/RPC2
http://api.my.yahoo.com/rss/ping
http://bblog.com/ping.php
http://bitacoras.net/ping
http://blog.goo.ne.jp/XMLRPC
http://blogdb.jp/xmlrpc
http://blogmatcher.com/u.php
http://bulkfeeds.net/rpc
http://coreblog.org/ping/
http://mod-pubsub.org/kn_apps/blogchatt
http://www.lasermemory.com/lsrpc/
http://ping.amagle.com/
http://ping.bitacoras.com
http://ping.blo.gs/
http://ping.bloggers.jp/rpc/
http://ping.cocolog-nifty.com/xmlrpc
http://ping.blogmura.jp/rpc/
http://ping.exblog.jp/xmlrpc
http://ping.feedburner.com
http://ping.myblog.jp
http://ping.rootblog.com/rpc.php
http://ping.syndic8.com/xmlrpc.php
http://ping.weblogalot.com/rpc.php
http://ping.weblogs.se/
http://pingoat.com/goat/RPC2
http://rcs.datashed.net/RPC2/
http://rpc.blogbuzzmachine.com/RPC2
http://rpc.blogrolling.com/pinger/
http://rpc.icerocket.com:10080/
http://rpc.newsgator.com/
http://rpc.pingomatic.com
http://rpc.technorati.com/rpc/ping
http://rpc.weblogs.com/RPC2
http://topicexchange.com/RPC2
http://trackback.bakeinu.jp/bakeping.php
http://www.a2b.cc/setloc/bp.a2b
http://www.bitacoles.net/ping.php
http://www.blogdigger.com/RPC2
http://www.blogoole.com/ping/
http://www.blogoon.net/ping/
http://www.blogpeople.net/servlet/weblogUpdates
http://www.blogroots.com/tb_populi.blog?id=1
http://www.blogshares.com/rpc.php
http://www.blogsnow.com/ping
http://www.blogstreet.com/xrbin/xmlrpc.cgi
http://www.mod-pubsub.org/kn_apps/blogchatter/ping.php
http://www.newsisfree.com/RPCCloud
http://www.newsisfree.com/xmlrpctest.php
http://www.popdex.com/addsite.php
http://www.snipsnap.org/RPC2
http://www.weblogues.com/RPC/
http://xmlrpc.blogg.de
http://xping.pubsub.com/ping/

Chúc các bạn thành công !

Theo Seo Kool
Read More...

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Đối phó với yêu cầu loại bỏ liên kết

Khi có một tên miền có độ uy tín cao yêu cầu bạn loại bỏ liên kết bạn sẽ làm gì? Đã bao nhiêu lần bạn đăng nhập vào email của bạn vào buổi sáng sớm và nhìn thấy một đánh dấu 'Link removal request' hoặc một điều gì đó tương tự? Nếu bạn đang quản lý hoặc tư vấn các nội dung, các trang web lưu lượng truy cập cao, rất có thể điều này bạn gặp là khá thường xuyên.

slide ​

Ngày càng có nhiều trang web bị dính phải hình phạt liên quan đến liên kết và khi các webmaster và SEO ngày càng nhận thức rõ được những rủi ro liên quan đến hoạt động xây dựng liên kết trong lịch sử của họ thì số lượng yêu cầu loại bỏ liên kết được gửi đến là rất lớn, các trang web uy tín đã phát triển một cách nhanh chóng.

Nếu bạn đang chạy một tên miền có độ uy tín cao (ví dụ thêm nofollow đến tất cả các liên kết được quảng bá hoặc các liên kết không được kiểm soát, duy trì link profile lành mạnh...) có nên loại bỏ liên kết ra khỏi trang web của bạn. Tất nhiên đây không phải là quyết định của bạn. Dù sao đi nữa thì các yêu cầu cũng sẽ đến và chủ sở hữu trang web phải hành động và loại bỏ các liên kết theo yêu cầu.

Bạn phải đưa ra hành động yêu cầu loại bỏ liên kết và những hành động bạn thực sự cần?

Các kiểu yêu cầu loại bỏ

Theo kinh nghiệm của tôi, yêu cầu loại bỏ liên kết luôn luôn rơi vào một trong 3 loại:

1. Các liên kết lỏng lẻo hoặc liên kết nofollow spam

Ví dụ: một spammer đã thêm vào một liên kết spam đến một trang web trong blog UGC hoặc bình luận người dùng. Trang web của bạn đã được thêm nofollow tự động nhưng các webmaster muốn loại bỏ nó.

Hành động: chắc chắn rằng những liên kết này đang làm ảnh hưởng đến các liên kết trên trang web nhưng chúng cũng không phải là là kết hữu ích cho người dùng. Loại bỏ các liên kết và trả lời các yêu cầu. Đây cũng là lúc cần phải xem xét lại quy trình biên tập của bạn, lịch sử audit content và cố gắng để ngăn chặn nó xảy ra trong tương lai.

2. Thận trọng trong việc audit liên kết

Ví dụ: trang web tin cậy của bạn liên kết đến một trang web khác tự nhiên nhưng webmaster đang tiến hành một cuộc audit các liên kết và đã yêu cầu bạn loại bỏ một liên kết.

Hành động: nếu đó là một yêu cầu từ một trang web có độ uy tín cao thì tôi chỉ cần loại bỏ các liên kết và nếu có thể, liên kết đến một trang phù hợp. Đó là một trang web có độ uy tín thấp và tôi thường phải quay lại để yêu cầu xác nhận việc loại bỏ.

Trong hầu hết các trường hợp, tôi chỉ nhận được một câu trả lời là "Có", hãy loại bỏ nó (vì vậy tôi làm theo) nhưng có một số trường hợp các webmaster đã bị sốc khi phải gỡ bỏ các backlink có giá trị nhất. Trong hầu hết các trường hợp họ đã yêu cầu tôi bỏ qua các yêu cầu.

3. Email từ các tên miền khác

Ví dụ: bạn nhận được một email từ một tổ chức SEO với một địa chỉ email không phù hợp với các trang web có liên quan và họ yêu cầu bạn loại bỏ một backlink.

Hành động: Không loại bỏ các liên kết mà họ đã yêu cầu.

Quá trình loại bỏ liên kết mạnh

Bạn có thường xuyên nhận được yêu cầu loại bỏ liên kết từ tổ chức SEO hoặc các nhà tư vấn tự do sử dụng địa chỉ email riêng của họ hoặc một dịch vụ miễn phí như Gmail và Hotmail (giống như email trong ví dụ này mà tôi mới nhận được):

Doi pho voi yeu cau go bo lien ket ​
- Bạn có thường xuyên hành động theo các yêu cầu này không?
- Bạn có thường xuyên xem xét những tác động có thể xảy ra không?
- Email đặc biệt này có nguồn gốc từ một nhà tư vấn SEO sử dụng địa chỉ Gmail chuẩn.

SEO tiêu cực thông qua yêu cầu loại bỏ liên kết

Khi ai đó gọi cho bạn từ một số điện thoại không rõ và nói rằng họ làm việc cho "ngân hàng", khi đó bạn cần phải nghi ngờ. Bạn từ chối cung cấp thông tin và trong ngành công nghiệp SEO, tôi tin rằng chúng ta cần phải bắt đầu áp dụng điều này với một mức độ cảnh giác cao khi có yêu cầu loại bỏ liên kết.

Trong một cuộc kiểm tra nhanh gần đây tôi phát hiện ra rằng hơn một nửa số yêu cầu từ email mà tôi nhận được đến từ tên miền không liên quan đến các yêu cầu bên trong nội dung email được gửi đến tôi.

Do tính chất Logarit của PageRank thậm chí nếu chỉ có một số ít các yêu cầu từ một tên miền có độ tin cậy cao cũng có thể làm tổn hại đến khả năng phát triển của một trang web. Ngoài việc cảnh giác cao độ thì không có một công cụ nào hay một quy trình nào có thể chống lại điều này.

Chúng ta nên làm gì?

Tôi không đưa ra câu trả lời nhưng có một vài điều mà tôi nghĩ chúng ta nên làm:

Tôi tin rằng chúng ta cần phải bắt đầu xem các email đến từ các địa chỉ không đáng tin cậy.

Người quản trị trang web nên đảm bảo rằng họ sẽ phát hiện ra những trò lừa đảo trong hộp thư đến từ email của họ và nên sử dụng chính sách khắt khe đối với những loại yêu cầu này. Bạn không nên làm theo những yêu cầu này trừ khi có xác nhận chính xác.

Tiến trình của tôi bây giờ là xử lý nội dung email như định dạng bên dưới:

Là chủ sở hữu và đồng thời là người quản lý các tên miền có độ uy tín cao, tôi tin rằng chúng ta cần phải làm việc cùng nhau dựa trên tiến trình thiết thực để kiểm tra giá trị pháp lý của các yêu cầu loại bỏ liên kết.

Tôi rất quan tâm đến những ý kiến của bạn về chủ đề này. Còn bạn, bạn có suy nghĩ gì về vấn đề này, hãy đưa ra ý kiến riêng của bạn bên dưới bài viết này.

Theo Thế Giới Seo
Read More...

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Quá trình chuyển mình SEO: Từ Old School sang New School

SEO đã trải qua một thời gian dài phát triển cùng với sự phát triển của ngành thương mại điện tử. Có thể nói một điều rằng SEO vẫn đang tiếp tục phát triển tiếp chứ không như một số nhận định rằng SEO đang chết dần. Chỉ có điều rằng, bản thân SEO đang biến đổi để phù hợp hơn với sự phát triển ngày càng cao của công cụ tìm kiếm. Hẳn là các bạn còn nhớ cái mà chúng ta vẫn gọi là Old School phải không? Đúng, SEO đang chuyển mình.

Quá trình chuyển mình của SEO: Từ Old school sang New school

Để các bạn có một cái nhìn đơn giản hơn và dễ dàng so sánh hơn, tôi sẽ lập ra một bảng đối chiếu giữa old school và new school:

Dichvuseo.biz.vn: Old school và new School

Không còn máy móc và đơn độc nữa

Tôi đã từng nghe có bạn nói rằng: “SEO giống như bị tự kỷ vậy. Một mình một góc cứ luanh quanh website, forum, viết viết rồi link link hết ngày“. Hẳn là về một khía cạnh nào đó thì nó chuẩn mà phải không? Nhưng có một điều rằng, thời thế giờ đã thay đổi nhiều rồi. Thay đổi ra sao? Nếu xem bảng trên thì bạn cũng đã phần nào nhận ra sự thay đổi. Để tôi tóm gọn như sau:

SEO không còn là công việc đơn giản chỉ là viết viết rồi đi link nữa. Vì giờ Link building đang khá mờ nhạt, hơn nữa, SEO đang dần phải quan tâm hơn đến CTR, rồi trải nghiệm người dùng. Bạn cung cấp gì mới là quan trọng chứ không phải cứ top 1 là nhất.

SEO không còn là ngồi tự kỷ một góc nữa ạ. Khi mà mạng xã hội lên ngôi thì cũng là lúc cộng đồng SEO lên tiếng. Rất nhiều cộng động SEO được lập ra với mục đích giúp đỡ lần nhau giữa những người làm SEO.
Thương hiệu hay thứ hạng? Gợi ý nhé, thương hiệu. Bạn cần một cái tên để ai biết đến bạn, đó là lý do author ra đời. Hai nữa là thương hiệu website quan trọng hơn thứ hạng rất nhiều.

Social và SEO

Vâng, một cặp trời sinh luôn. Tuy sinh sau đẻ muộn hơn SEO nhưng gần như có thể nói là “chúng sinh ra là để giành cho nhau” vậy. Chả cần nói nhiều, mạng xã hội giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi và visit là rất đang kể cho website của bạn. SEO cũng cần điều này chính vì vậy mà cả hai, social và seo đã bắt tay nhau trong những năm gần đây. Và hẳn là mối thân tình này sang năm 2014 sẽ vẫn được duy trì.

Social và SEO

Nhưng bạn có dám đặt cược cho mối thân tình này không? Nó cũng có thể là con dao hai lười đấy. Không chỉ là một con đường nhanh nhất đề đưa website của bạn đến với một bộ phận khách hàng cự lớn, mà đó cũng là một kênh quảng bá uy tín cho bạn. Song, những hệ quả là điều tất yếu. Tôi gọi là “Rác” cho những chiêu trò giật tít câu view để lừa người xem, hoặc những hình thực câu like trá hình cho các website. Đó là những con sâu đang làm rầu nồi canh khá to của SEO.

Tầm quan trọng của Google Plus (g+)

Như tôi đã nói ở trên, hồi xưa (thực ra thì cũng không phải là xưa lắm) thì G+ tạm được ví như là Silent Hill (Một bộ phim kinh dị khá nổi tiếng) vậy. Nói thế thì hơi quá, nhưng mà cũng không ngoa với các bạn làm SEO vì quả thật thời gian đầu G+ hoàn toàn xa lạ và lạ lẫm, hầu như chưa một ai khai thác cả. Lúc đó thì hầu như twitter (khá khẩm hơn chút) và Facebook (cực thịnh hành ở Việt Nam) là đang làm mưa làm gió mà thôi.

tầm quan trọng của G+

Giờ thì sự đã khác, khi mà có thể nói đứa con đẻ muộn của Google đang cho thấy những sự chuyển mình đến ngạc nhiên của nó. Google cho thấy rõ những nỗ lực của mình để “phủ sóng” Gplus, và rõ ràng họ đã làm rất tốt. Cá nhân tôi thì sau hơn 1 năm sử dụng G+ thì cũng nhận thấy rằng:

Gplus cũng là một môi trường rất tốt để tăng khả năng viral và CTR cho website của bạn.

Cũng là một kênh cực kỳ uy tín để nâng tầm thương hiệu không kém gì Facebook cả

Lượng người tham gia ngày càng đông hơn và chất lượng cũng dần được cải thiện hơn thông qua những hình thức xử phạt khá mạnh tay của Google.

 Có rất nhiều thay đổi và cập nhật giúp cho trải nghiệm người dùng tốt hơn. Khả năng hiển thị thông tin và sức mạnh chia sẻ cũng rất hiệu quả.

Đừng quên nó là đứa con của Google. Dù nói ra nói vào thế nào đi nữa thì “Hổ dữ chả bao giờ ăn thịt con cả“

Tổng kết lại:

Khi mà cái cũ đã lạc hậu và lỗi thời thì hẳn nhiên là cái mới sẽ được sinh ra và thay thế cho cái cũ. Đó là quy luật của cuộc sống, và SEO tất nhiên là không ngoại lệ. Đừng có thấy nó thay đổi mà úp sọt nó bằng một câu “SEO hết thời rồi!”.

SEO đã và đang trong quá trình chuyển đổi: Từ SEO old school sang SEO new school. Hy vọng với một vài quan điểm nho nhỏ của tôi sẽ giúp bạn nhận ra được sự thay đổi đó để làm hành trang cho SEO 2014.
Chúc các bạn thành công!

Theo Dichvuseo.biz.vn
Read More...

21 số liệu thống kê cần biết trong quá trình giám sát SEO

Đối với SEO, chỉ cần một vấn đề nhỏ không được chú ý đến dù chỉ là trong vài ngày ngắn ngủi cũng sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến chiến lược SEO cục bộ. Vậy những số liệu thống kê nào bạn nên để mắt tới để nhanh chóng phát hiện ra những thiếu sót và tiến hành thay đổi chiến lược kịp thời?

slide ​

Việc theo dõi hiện trạng sức khỏe SEO đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì một hệ thống tối ưu hóa tìm kiếm hoàn hảo. Chỉ cần những sơ suất nhỏ liên quan đến hiệu suất hoạt động của website cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tụt thứ hạng. Nếu cứ chờ đợi báo cáo hàng tháng mới phát hiện ra được sai sót trong kỹ thuật thì sự chậm trễ sẽ nhanh chóng phá hủy toàn bộ hệ thống mà bạn mất thời gian dài để gây dựng nên.

Có một vài thước đo thống kê tình trạng SEO bạn nên thường xuyên giám sát và để mắt tới hàng ngày hoặc hàng tuần để chủ động hơn trong việc giải quyết các vấn đề làm giảm hiệu suất hoạt động của website. Mặc dù những số liệu này không phải lúc nào cũng chỉ ra chính xác lỗi là gì, nhưng chúng cũng sẽ đưa ra những manh mối ban đầu giúp bạn điều tra nguyên nhân gây ra tình trạng giảm hiệu suất đó.

Các phương pháp như cảnh báo, kiểm tra tần suất và hiện trạng của website được đề cập đến trong bài viết này đều là những phương pháp được nhiều website lớn đánh giá cao; tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu riêng biệt hay độ lớn của hệ thống SEO mà mỗi chủ website cần phải lựa chọn những chiến thuật phù hợp cho riêng mình.

1. Organic Traffic (Lượng truy cập tự nhiên)

Truy cập tự nhiên là một trong những đích đến lớn nhất của một chiến dịch SEO, và tất nhiên những thay đổi có liên quan đến nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ hệ thống SEO của bạn. Nếu truy cập tự nhiên giảm:

  • Hãy tiến hành điều tra nguyên nhân và giải quyết tình hình.
  • Sử dụng các số liệu điều tra hiện trạng bổ sung nhằm hỗ trợ bạn trong việc tìm ra nguồn gốc của vấn đề.
  • Kiểm tra lưu lượng truy cập của tất cả các phần trong trang web để tìm hiểu xem phần nào đang hoạt động không ổn định kéo theo hiệu suất của cả website đi xuống.
  • Phân loại tất cả dữ liệu lưu lượng truy cập đến từ máy tính để bàn hoặc di động để tìm hiểu xem liệu hiệu suất SEO trên điện thoại di động đang gặp trục trặc hoặc cần phải thiện hay không.
  • Kiểm tra xem liệu có xảy ra hiện tượng sụt giảm liên quan đến các hoạt động marketing từ các kênh quảng cáo khác hay không, vì thương hiệu không được tiếp thị tốt sẽ làm giảm lượng tìm kiếm.
Nếu lượng traffic tăng, hãy tìm hiểu những lý do tại sao. Điều này rất quan trọng bởi lẽ nếu bạn tìm ra được phương pháp khiến cho lượng truy cập tăng cao thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng nó vào những phần còn lại của trang web, giúp tối ưu hóa SEO thành công. Bạn cũng nên thiết lập hoặc cài đặt những tùy chỉnh cảnh báo hàng tuần trong Analytics, nếu có bất kỳ thay đổi gì ví dụ như tăng hoặc giảm 5% organic traffics so với tuần trước, sẽ có mail gửi đến cho bạn. 

2. Direct Traffic (Lượng truy cập trực tiếp)

Rất nhiều người chỉ tập trung vào tối ưu hóa truy cập tự nhiên mà quên một điều rằng truy cập trực tiếp cũng là một trong những thước đo hiệu suất website vô cùng quan trọng. Đa số người truy cập sẽ tìm đến website của bạn thông qua truy cập tự nhiên trước, sau đó sẽ trực tiếp quay trở lại trang web trong tương lai. Việc nâng cấp bảo mật trình duyệt và mã hóa tìm kiếm đã khiến cho rất nhiều lưu lượng truy cập tìm kiếm được tính là truy cập trực tiếp trong Google Analytics bởi thống kê http referral đều không được thông qua – đặc biệt là với thiết bị di động. Nếu lưu lượng truy cập giảm:

  • Lặp lại thao tác kiểm tra những bất thường như đối với Truy cập tự nhiên.
  • Kiểm tra vào phần sử dụng thiết bị di động để xem xét liệu nó có phải là nguyên nhân gây ra sự tụt giảm hiệu suật website hay không bởi rất nhiều trình duyệt dành cho thiết bị di động không truyền dữ liệu http referral.
  • Xem xét gần đây bạn có sử dụng (gắn) UTM (Quản lý bảo mật hợp nhất) lên các kênh quảng cáo khác hay không, đây là lý do lưu lượng truy cập trực tiếp bị chặn bởi tính năng bảo mật này; dẫn đến tình trạng suy giảm lượng truy cập. .
  • Kiểm tra xem liệu có xảy ra hiện tượng sụt giảm liên quan đến các hoạt động marketing từ các kênh quảng cáo khác hay không, vì thương hiệu không được tiếp thị tốt sẽ làm giảm lượng tìm kiếm.
Nếu lưu lượng traffic tăng:
  • Hãy tìm hiểu những lý do tại sao. Điều này rất quan trọng bởi lẽ nếu bạn tìm ra được phương pháp khiến cho lượng truy cập trực tiếp tăng cao thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng nó vào những phần còn lại của trang web, giúp tối ưu hóa SEO thành công.
  • Đảm bảo việc cài đặt UTM được thực hiện đúng cách.
  • Kiểm tra xem liệu lưu lượng đến từ thiết bị di động có tăng hay không
  • Kiểm tra xem liệu lưu lượng đến từ các hoạt động marketing trên các kênh quảng cáo khác có tăng hay không
Bạn cũng nên thiết lập hoặc cài đặt những tùy chỉnh cảnh báo hàng tuần trong Analytics, nếu có bất kỳ thay đổi gì ví dụ như tăng hoặc giảm 5% organic traffics so với tuần trước, sẽ có mail gửi đến cho bạn. 

3. Referral Traffic (Lưu lượng truy cập thông qua Backlink)

Referral Traffic thực sự một thước đo thông tin liên kết tuyệt vời. Nó có thể cho bạn biết là bạn đã tăng thoặc mất đi bao nhiêu link. Referral Traffic còn được sử dụng để đánh giá giá trị của một liên kết xem liệu nó có mang lại truy cập cho website của bạn hay không. Nếu Referral traffic giảm:

  • Kiểm tra thông tin của Backlink và nguồn cung cấp Backlink để tìm ra liệu nguyên nhân bạn bị mất đi Backlink đó
  • Nếu một Backlink cung cấp ít traffic, kiểm tra xem liệu website đang liên kết có phải đã thay đổi giao diện khiến cho người truy cập tại trang web đó không muốn click vào backlink trỏ về trang bạn hay không.
Nếu Referral Traffic tăng:
  • Xác định xem những website nào đang liên kết với bạn và mang lại nhiều lượng truy cập nhất mà trước đó thì không, điều tra thêm cơ hội liên kết đến từ website đó.
  • Thiết lập tùy chỉnh cảnh báo hàng tuần trong Analytics, họ sẽ gửi mail đến cho bạn nếu nhận thấy sự thay đổi traffic (có thể tăng hoặc giảm 10% lượng truy cập giới thiệu so với tuần trước).
4. Campaign Traffic (Lượng truy cập đến từ các chiến dịch SEO)

Campaign Traffic mặc dù không phải là yếu tổ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất SEO, nhưng nó lại đóng vai trò đầu mối giúp tìm ra lý do tại sao lượng truy cập tìm kiếm trực tiếp hoặc truy cập qua thương hiệu website lại không ổn định. Thiết lập tùy chỉnh nhắc nhở trong Analytics đến email của bạn nếu có sự thay đổi tăng hoặc giảm 20% lượn campaign traffic so với tuần trước.

5. Email Traffic (Lượng truy cập thông qua Email)

Cũng giống như Campaign Traffic, Email Traffic cũng cung cấp cho bạn những manh mối để tìm ra nguyên do lưu lượng trực tiếp và lưu lượng truy cập qua tên thương hiệu lại trở nên không ổn định. Tạo một chút thích trong Analytics mỗi khi có sự thay đổi lưu lượng. Thêm vào đó, hãy thiết lập một tùy chỉnh nhắc nhở nếu phát hiện tăng hoặc giảm 20% lượng traffic qua Email so với tuần trước đó.

6. Thời gian tương tác với website (Sessions)

Trong thế giới đa thiết bị ngày nay, việc gắn kết các người dùng lại với nhau trên các thiết bị đa chủng loại có thể là một việc rất khó khăn. Một số những chiến thuật marekting có thể khiến cho người dùng quay trở lại website. Chính vì vậy việc đo lường những tăng trưởng hoặc sụt giảm trong các Session sẽ mang lại cho bạn những ý tưởng về chiến thuật marketing thành công ở cấp độ cao nhất. Thiết lập một tùy chỉnh nhắc nhở trong Analytics, khi thời gian xem trang tăng hoặc giảm 10% so với tuần trước thì họ sẽ gửi mail đến cho bạn.

7. Users (Người sử dụng)

Số lượng người truy cập cũng là yếu tố quan trọng giúp theo dõi tình trạng SEO. Số người truy cập sẽ nói lên hiệu suất trang của bạn có đang tạo ra traffic hay không hay cho bạn biết người truy cập đang thực sự gắn bó và quay trở lại website bạn nhiều hơn. Thiết lập một tùy chỉnh nhắc nhở trong Google Analytics, họ sẽ gửi mail cho bạn khi phát hiện có sự tăng hoặc giảm 10% số người truy cập so với tuần trước đó.

8. Lưu lượng sử dụng thiết bị di động

Như tôi đã đề cập trước đó, dữ liệu http referral sẽ ngày càng ít được các trình duyệt di động và một số trình duyệt desktop thông qua hơn. Điều này sẽ tạo ra một thách thức khá khó khăn trong việc đo lường tỉ lệ ROI của chiến lược SEO để tăng lượng tìm kiếm trên thiết bị di động. Một thí nghiệm gần đây của Groupon cho thấy có đến 60% lượng traffic tìm kiếm trực tiếp - đặc biệt là từ thiết bị di động. Thiết lập email từ động hàng tháng trong Google Analytics cho các truy cập từ thiết bị di động, rồi so sáng nó với tháng trước đó.

9. Tăng tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang đóng vai trò rất quan trọng giúp tăng hiệu suất SEO, tăng tỉ lệ chuyển đổi và khả năng sử dụng. Nếu tốc độ tải trang của website bạn tăng (thời gian load trang lâu), công cụ tìm kiếm sẽ coi đó như một tín hiệu của một website kém chất lượng, spiders sẽ không thể crawl được website một cách hiệu quả, người sử dụng sẽ thấy khó chịu, và chính vì thế mà cơ hội chuyển đổi từ khách truy cập sang khách hàng tiềm năng sẽ giảm đi đáng kể.

  • Thiết lập một tùy chỉnh nhắc nhở tự động hàng ngày trong Google Analytics nếu tốc dộ tải trang của website tăng hơn 10%.
  • Thiết lập email từ động 2 tuần một lần cho 50 trang có tốc độ tải trang lâu nhất – phân đoạn cho destop và cho thiết bị di động.
  • Lấy những trang web có tốc độ tải trang chậm nhưng lại có lượng traffic đáng kể rồi đem nó theo dõi trên gtmetrix.com. Công cụ này sẽ giúp bạn đánh giá nguyên do khiến trang web bị chậm load.
10. Thời gian phản hồi lại máy chủ

Tốc độ trang không phải lúc nào cũng là nguyên nhân gây ra tốc độ tải trang chậm. Đôi khi tốc độ của máy chủ (Server) có thể làm cho trang web của bạn như ‘rùa bò’. Thiết lập một nhắc nhở tự động trong Google Analytics để báo cáo với bạn trong trường hợp thời gian phản hồi máy chủ vượt quá XX (ms).

11. Lỗi thu thập thông tin (Crawl Errors)

Báo cáo lỗi thu thập thông tin của Google Webmaster Tools rất quan trọng trong việc theo dõi cả hai khía cạnh là trang web và hiện trạng của SEO. Có thể xuất hiện một lỗi nhỏ nằm mãi dưới cuổi rất khó để nhận biết, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng công cụ này để tìm ra. Tiện ích này cũng chỉ cho bạn biết liệu cho một số website cần được chuyển hướng ngay lập tức. Ngoài ra, báo cáo này còn cho bạn biết được những ai đang liên kết với website của bạn, nhưng đặt một URL xấu trong nội dung. Thay đổi tùy chỉnh email trong GWT để nó báo cáo với bạn khi có vấn đề gì xảy ra. Công cụ này không gửi báo cáo thường xuyên cho bạn nhưng nó sẽ gửi khi nào có sự cố và bạn cũng sẽ cần phải tạo một report crawl error trong phần GWT API. Rất nhiều platform SEO như Raven đã tích hợp với công cụ này.

12. Lỗi Server

Các vấn đề từ phía máy chủ thường khó để xác định nếu chỉ sử dụng các công cụ SEO thông thường. Bạn nên xem xét cấu hình lại các cảnh báo nếu nó xuất hiện trên bản ghi lỗi máy chủ.

13. Các trang thu thập thông tin mỗi ngày và thời gian Download trang

Cả 2 thước đo này đều bổ sung cho nhau và có sẵn trong Google Webmaster Tools. Nếu các trang thu thập thông tin mỗi ngày (Pages Crawled Per Day) giảm mà thời gian để download trang (Time spent Downloading Pages) tăng thì sẽ khiến cho hiệu suất trang web gặp vấn đề. Số liệu này nên được kiếm tra 2 lần một tuần.

14. Hiển thị từ khóa theo tên thương hiệu (Branded Keyword Impressions) và Số Nhấp chuột (Clicks)

Mặc dù Analytics không cung cấp cho chúng ta công cụ nghiên cứu từ khóa, điều này khiến cho nhiều người bị hạn chế khả năng theo dõi lưu lượng truy cập của từ khóa, nhưng rất may là nhiều dữ liệu từ khóa quan trọng đã được phân tích sẵn trong GWT. Kiếm tra những số liệu nào cần phải được kiểm tra kỹ càng về những thay đổi liên quan đến lưu lượng truy cập. Những thay đổi về hiển thị và nhấp chuột có thể cho bạn biết liệu có những sai sót gì trong việc tạo dựng thương hiệu hay các hoạt động quảng cáo hay không.

15. Hiển thị các từ khóa khác, Số nhấp chuột và CTR

Ngoài những từ khóa liên quan đến thương hiệu của website, những từ khóa đa dạng khác sẽ cho bạn biết tiềm năng ‘ẩn’ có trong website mà bạn chưa phát hiện ra, không chỉ trong việc làm tăng hiệu suất tìm kiếm mà còn giúp phân tích và nắm bắt rõ được khả năng tìm kiếm theo từng thời điểm trong năm – những yếu tố mà lý thuyết rất khó để chứng minh. Các số liệu về từ khóa này nên được kiểm tra thường xuyên nhằm tối ưu hóa lượng truy cập. Hướng cải thiện:

  • Thứ hạng của các từ khóa có thay đổi không?
  • Tìm kiếm theo từng thời điểm có đang diễn ra hay không?
Số nhấp chuột và CTR:
  • Từ khóa đích có liên quan đến người sử dụng hay không?
  • Nội dung ở phần meta không thu hút người sử dụng?
16. Thứ hạng từ khóa

Điểm này phụ thuộc vào kiến thức chung của từng chuyên gia SEO. Nếu thứ hạng từ khóa của bạn bị rớt, bạn sẽ mất lưu lượng truy cập. Nếu bị mất thứ hạng, hãy thực hiện việc điều chỉnh lại chiến lược SEO từ khóa hoặc nghiên cứu xem liệu website của bạn có bị phạt hay không.

17. Công cụ Manual Actions

Một trong những tính năng mới và tuyệt vời nhất của GWT chính là công cụ Manual Acitons. Nó sẽ báo cho bạn biết Google có đang hoạt động trên website của bạn hay không. Hãy chắc chắn là bạn cài đặt email tùy chỉnh tự động nhắc nhở trong GWT nếu có bất kỳ hàng động gì xuất hiện trên website của bạn. Công cụ này sẽ báo cáo nếu website không may bị phạt.

18. Các vấn đề bảo mật

Cũng giống như Manual Actions, công cụ Security Issues cũng sẽ thông báo nếu có phần mềm độc hại nào đang hiện hữu trên website của bạn. Công cụ tìm kiếm mất rất nhiều tính toán trước khi bảo vệ được cho người dùng khỏi những website độc hại, chính vì vậy chắc chắn rằng công cụ như thế này sẽ được bật lên để phát hiện ra sự xâm nhập trái phép một cách nhanh chóng.

19. Trạng thái Index

Công cụ Index Status trong GWT rất hữu ích trong việc xác định cách Google xử lý trang web và index nó. Nếu các trang index tăng:

  • Có trang mới được index hay không?
  • Có phần nào trong trang web không nên bị Google thu thập thông tin để index?
  • Có quy định nào trong robots.txt bị bỏ qua hay không?
Nếu giảm:
  • Trang đó có bị phạt hay không?
  • Có trang nào mà bọ google không thể dò được?
  • Có gì đó thay đổi trong robots.txt?
  • Có gì đó thay đổi trong thẻ sử dụng robots.txt?
20. Bounce Rate (Tỉ lệ thất thoát truy cập)

Nếu bounce rate có thể cho bạn rất nhiều thông tin liên quan đến tình trạng SEO bao gồm:

  • Nội dung không trọng tâm, không liên quan
  • Từ khóa đích không thích hợp
  • Trải nghiệm người dùng kém
  • Thông tin thẻ meta được viết cẩu thả
  • Thiết lập cảnh báo tự động trong Google Analytics để cảnh bảo khi Bounce tăng 10% hoặc hơn.
21. Lỗi 404 (Không tìm thấy trang)

Hiện nay có rất nhiều những tiện ích giúp phát hiện ra những đường dẫn URL bị lỗi 404. Những tính năng này có thể hữu ích trong việc tìm ra những đường liên kết gãy (broken links) trong website của bạn. Thiết lập một email tự động hàng tuần trong Analytics để thống kê cho bạn sô lượng trang web bị lỗi 404.

Bạn có những thước đo hiệu suất trang nào khác muốn thêm vào trong danh sách này không? Hãy chia sẻ cho chúng tôi ngay bên dưới!


Theo Thế Giới Seo

Read More...

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Làm sao chuyển đổi lượt truy cập website thành đơn hàng?

Chúng ta tìm mọi cách để có được traffic vào website càng nhiều càng tốt, chúng ta bỏ nhiều tiền để mua CPC, chạy Google Adwords, Facebook Ads, viết bài PR, Email marketing, SEO hay viral qua mạng xã hội (social network),... để hi vọng khách sẽ truy cập site nhiều hơn (và hy vọng bán được nhiều hàng hơn). Nhưng khách hàng vào website rồi ta phải làm gì tiếp theo để khách mua hàng thì ít người để ý.
Nên nhớ khách hàng click vào quảng cáo của bạn chưa hẳn là do họ quan tâm đến sản phẩm bạn đang quảng cáo, mà chỉ vì hình đại diện là cô nàng sexy nào đó hay vì câu chữ bạn viết khá ngộ nghĩnh mang tính câu view. Tuy thế, bạn dụ được họ vào website của bạn đã là thành công rồi. Nhưng buồn thay, khi vào thì khách lại không mua hàng, cũng không xem bạn bán những gì, ngắm xong ảnh cô nàng sexy xong thì close website – và chúc mừng! Bạn đã tốn tiền (từ 1.000đ đến 50.000đ) cho click vô nghĩa vừa rồi.

Nghĩ đi nào, chẳng lẽ bạn mời được khách vào nhà rồi mà để họ ra đi dễ dàng vậy sao? Phải giăng thiên la địa võng trói họ lại chứ? Và đây là các cách trói khách hàng hiệu quả nhất:
1. Trong mỗi landing page của ads (thường là trang chi tiết sản phẩm/dịch vụ) hãy bày ra những miếng mồi thật ngon như: Đang có đôi giày size...44 giảm giá 70% (chắc chỉ có người khổng lồ mới xơi được đôi giày này), đang có cái quần đùi giảm 80% (trời lạnh mà bán quần đùi thì "cool" phải biết),... nhưng thực tế khách chẳng để ý giày size nào hay mùa này có nên mua quần đùi không đâu, mà ấn tượng với họ là "Trời! Rẻ thế? Bấm xem có gì hay ho nữa nào!" – Vậy đấy, đâu cần khách mua giày hay quần đùi, nhưng bạn đã giữ khách ở lại lâu hơn, giúp khách ý thức rõ hơn rằng họ đang vào website bán hàng đấy.
Vậy nếu chẳng có giày size 44 hay quần đùi thì sao? Đừng lo, kiểu gì bạn chẳng còn cơ số sản phẩm tồn cần clear stock càng nhanh càng tốt, hay bạn có thể đưa ra các combo như việc nếu mua sản phẩm này và sản phẩm kia, thì sẽ được miễn phí giao hàng (free ship, sẽ được giảm giá sản phẩm kia 50.000đ, đừng tham lấy lợi nhuận ở lượt đặt hàng đầu tiên (first order), hãy để dành cho khách hết phần này đi, các đơn hàng sau thì "làm thịt" họ cũng chưa muộn...
2. Người dùng không chỉ quan tâm đến mấy thứ giảm giá đã nói phía trên, họ nhìn ảnh sexy xong thường có thói quen bấm ra trang chủ xem có gì hay. Vậy show cái gì ở trang chủ bây giờ? Thật khó chịu khi tôi là nam giới mà cứ show mấy cái đồ của chị em. Thay vào đó sao không show các sản phẩm liên quan (related), sản phẩm cùng chuyên mục với sản phẩm tôi vừa xem xong nhỉ? (điều này thì bạn nên học Amazon, cảm giác cá nhân hóa rất cao).
Hoặc như khi tôi vào một nhà hàng mà trước đó tôi chưa ăn bao giờ, tôi sẽ để ý hoặc hỏi nhân viên phục vụ xem nhà hàng này có món gì ngon, có gì là đặc sản của nhà hàng, món gì mà khách hay chọn nhất?... Website bán hàng cũng vậy, hãy show cho khách thấy sản phẩm đang bán chạy là gì, sản phẩm được nhiều người xem nhất trong tuần là gì? Những món hàng độc đáo của website là gì? Để có thể trong vòng 10s, khách có thể hình dung ngay được đó là website bán mặt hàng gì.
Bên cạnh đó, hãy show thật minh bạch về hình thức thanh toán, giao nhận, chính sách đổi trả để kích thích và tạo sự yên tâm cho khách hàng, loại bỏ những lăn tăn về việc có nên mua hàng hay không. Các chính sách này nên xuất hiện ở mọi chỗ trên website của bạn.
Và như vậy, khách lại bấm xem chi tiết sản phẩm hot, sản phẩm hay, nhưng khách cũng chưa mua ngay đâu. Họ sẽ thắc mắc rằng: Giá này chuẩn chưa nhỉ? Hàng có đảm bảo không nhỉ? Có giao hàng không nhỉ? Và liệu mình bấm đặt hàng thì thằng chủ website nó có thấy đơn hàng của mình luôn không, hay nó đang bận bán hàng ở cửa hàng của nó, tối nó mới check?... Ôi, quá nhiều băn khoăn. Và chỉ cần 1 băn khoăn thôi thì... khách hàng lại bỏ đi ngay. Để giải quyết việc này, hãy thêm ngay vào ngay cạnh nút Đặt hàng dòng chữ "Nếu bạn có thắc mắc hay chưa biết cách đặt hàng, hãy gọi số xxx (24/7) chúng tôi sẽ phục vụ bạn ngay lập tức" – Sẽ có nhiều khách hàng lớn tuổi hay những khách hàng ngu ngơ về TMĐT gọi cho bạn đấy, chuẩn bị tinh thần đi nhé.
3. Giả sử cách 1 và cách 2 xong rồi, khách đã bấm Đặt hàng để cho hàng vào giỏ, nhưng khách vẫn không chịu làm gì tiếp để hoàn thành đơn hàng. Và theo thống kê thực tế thì tỷ lệ khách hoàn thành đơn hàng chỉ chiếm 30% tổng số khách hàng đã cho hàng vào giỏ.
Có nhiều vấn đề ở đây khiến cho 70% khách hàng không tiếp tục để hoàn thành đơn hàng. Đơn cử như: Không hỗ trợ hình thức thanh toán mà khách mong muốn, có quá nhiều thông tin bắt khách hàng phải điền, giao diện và các nút bấm không theo hệ thống khiến cho khách bối rối không biết phải làm gì tiếp, hay như khách đã lỡ add nhiều món hàng vào giỏ quá, giờ muốn xoá đi vài ba món hàng cảm thấy không cần thiết nữa nhưng không biết cách xoá, thay vì khách sẽ mua những món hàng mình cần thì vì không xoá được mấy sản phẩm kia nên... thôi, không đặt gì hết nữa!
Cách để tăng tỷ lệ hoàn thành đơn hàng lên đó là: Các bước đặt hàng rõ ràng, minh bạch và càng ít bước càng tốt; chỉ yêu cầu khách hàng nhập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc giao hàng và thanh toán, còn lại tìm cách hoàn thiện thông tin sau; đưa ra những chính sách khuyến khích khách đặt hàng như: tặng điểm thưởng, tặng voucher dưới hình thức "tặng ngay voucher trị giá 50.000đ nếu bạn đặt hàng trong hôm nay".
Ngoài ra, thông thường khách vào site mua hàng họ không đăng nhập tài khoản mặc dù trước đó có thể họ đã là thành viên của website rồi. Vậy thì hãy tạo ra các bước mua hàng để khách đã đăng nhập hay chưa đăng nhập, đã có tài khoản hay chưa có tài khoản một cách đồng nhất nhất có thể, tránh việc rẽ nhánh quá nhiều về giao diện hay các bước mua hàng. Hãy chấp nhận cho cả khách vãng lai có thể mua hàng, và hệ thống tự tạo ngầm tài khoản gửi cho khách sau nếu muốn.
Nếu trước đó khách đã từng mua hàng rồi, bạn nên lưu thông tin mua hàng của khách vào cookies cho các lần sau khách khỏi phải nhập, hệ thống tự tải sẵn các thông tin của khách vào biểu mẫu (có thể tham khảo các bước mua hàng của Muachung.vn – ảnh phía trên).
4. Nếu khách vào website rồi nhưng không có ý định mua hàng gì cả, chỉ là tình cờ vào website của mình thôi thì sao? Hãy cố lấy được thông tin nào đó của khách để khi nào thuận tiện thì chèo kéo khách sau. Thông tin cần lấy nhất đó là số điện thoại hoặc email.
Thật khó để khách khai 2 thông tin này nếu họ cảm thấy không được lợi gì. Vậy thì hãy xúi khách điền thông tin email và số điện thoại vào, ngay lập tức hệ thống sẽ gửi tặng khách 1 voucher trị giá 100.000đ dùng để mua sản phẩm bất kỳ trên website. Lúc này thì chuyện có thể sẽ khác đấy, đang đi đường tự nhiên thấy 100.000đ rơi ra, chỉ hơi mất công dừng xe lại để nhặt thôi mà. Ok, khách đã mắc bẫy (tham khảo Lazada).
Bạn đừng nghĩ rằng mình hoàn toàn đã mất đi 100.000đ vừa cho khách. Thực chất 100.000đ này khách chỉ có thể dùng để mua sản phẩm trên website của bạn thôi, mà sau xxx ngày khách không mua thì sẽ hết hiệu lực. Khi khách dùng voucher để mua sản phẩm nào đó trên site, bạn đã có được lợi nhuận từ chính sản phẩm khách vừa mua rồi mà. Đừng để đơn hàng của khách be bé loanh quanh 1 vài trăm nghìn, hãy nghĩ cách cross sale thêm các sản phẩm khác nữa. Từ đó bạn vừa có được khách hàng mới, vừa không bị thâm hụt vào vốn kinh doanh.
5. Giá trị của visit chưa dừng lại kể cả khi khách đã làm hết các vấn đề 1,2,3,4. Hãy tracking liên tục xem liệu khách hàng này bao lâu rồi chưa vào site của mình, bao lâu rồi khách chưa mua hàng, lịch sử mua hàng trước đó của khách là gì để biết và phục vụ chu đáo.
Giả sử cách đây 1 tháng, khách mua 1 hộp dao cạo râu 10 chiếc mà giờ chưa thấy mua lại, ắt hẳn 1 tháng dùng chắc gần hết rồi. Bạn có thể gửi email cho khách mời chào những loại khác tương tự, đừng quên chính sách giao hàng tận nơi. Điều này giúp cho việc giữ liên lạc, giao tiếp với khách hàng được liên tục, và qua đó cũng là 1 lần ghi nhớ trong đầu khách hàng về sự hiện diện của mình, khi khách có nhu cầu sẽ nhớ đến mình mà mua hàng.
Nếu vì cách nào đó, bạn xin được ngày sinh nhật của khách hàng, đừng tiếc 1 SMS, 1 cuộc gọi hay ngần ngại gửi 1 email chúc mừng, tặng kèm giảm giá 20% cho bất kỳ sản phẩm nào nếu khách mua hàng trong ngày sinh nhật – coi đó là sự tri ân và chăm sóc đặc biệt dành cho khách hàng. Có thể khách sẽ chưa mua ngay đâu, nhưng đó là cái cớ hợp lý nhất để bạn làm cho khách có ấn tượng tốt và nhớ lại thương hiệu của bạn.
6. Bẫy đủ kiểu rồi mà vẫn không dụ được khách hàng, thôi thì quyết không bỏ phí, hãy đặt code retargeting (FB pixel, Addroll,...) để sau này khách hàng có không quay lại website nữa, chúng ta vẫn có thể dùng chiến thuật marketing đeo bám để hiển thị những thông tin sản phẩm/dịch vụ của mình trên các hệ thống website khác, nhằm nhắc nhở lại khách hàng và lại tiếp tục công cuộc dụ dỗ tiếp theo.
...còn nhiều nhiều cách nữa để níu chân khách hàng lại với website của bạn, chỉ cần bạn thử đặt mình vào vị trí khách hàng, nghĩ thêm về những gì khách hàng thật sự muốn để từ đó cung cấp những thứ mà khách hàng khó có thể từ chối được. Đôi khi chỉ là những thứ nho nhỏ như việc chúc mừng sinh nhật cũng tạo ra một khách hàng tiềm năng và trung thành sau này.
Nguồn: Twenty.vn
Read More...