Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Tại sao Link Out lại đóng vai trò quan trọng trong mỗi bài viết?

Khi bạn nỗ lực phát triển một website, một trong những tín hiệu mạnh mẽ nhất mà bạn có thể nhận được đó chính là một backlink chất lượng. Có thể nói, backlink vẫn luôn được coi là yếu tố quan trọng nhất cho một chiến dịch SEO hoàn hảo. Tuy nhiên, không phải backlink từ nguồn nào cũng được đánh giá cao. Nhiều webmaster thấy ác cảm với những liên kết không liên quan tới các website hoặc domain khác. Họ cho rằng những backlink như vậy sẽ có hại cho website của họ theo cách nào đó; bởi độc giả sẽ cảm thấy phiền toái khi click vào một đường dẫn không như họ mong đợi. Điều này sẽ làm giảm traffic lẫn tỷ lệ chuyển đổi của website.
Tai sao link out dong vai tro quan trong trong moi bai viet ​

Sự thực thì đặt link trỏ đến trang khác (Link out) cũng quan trọng không kém với việc tạo ra backlink trỏ về trang mình. Nếu làm đúng cách, nó sẽ không ảnh hưởng gì đến website, thậm chí lại có lợi, trừ khi các liên kết được đặt có chứa địa chỉ website về phần mềm độc hại hay Spam. Nhưng thực tế, chỉ khi nào website của bạn tràn ngập các link như vậy giống như bị hack, thì nó mới là vấn đề. Nếu chỉ là liên kết đến các website bình thường, thậm chí là các website có chất lượng trung bình, thì website của bạn vẫn tận dụng được một số lợi ích từ chúng.

Dưới đây là một số nguyên nhân lý giải tại sao link out lại hữu ích cho website của bạn:

Web được liên kết có thể sẽ liên kết lại

Một liên kết trỏ tới một website khác không phải là vô hình. Cũng giống như bạn, bạn có thể biết được có bao nhiêu backlink và từ nguồn nào đến website của bạn, thì người khác cũng có thể nắm rõ được điều đó. Bạn có thể truy cập vào Ahrefs hoặc một công cụ phân tích backlink khác để tìm ra được hồ sơ thông tin backlink tương đối đầy đủ cho bất kỳ website nào. Điều quan trọng hơn cả là chủ website mà bạn liên kết đến sẽ có thể nhìn thấy website của bạn đang liên kết với họ. Liệu họ có để ý đến không? Có thể có hoặc không. Nó còn phụ thuộc vào traffic của bạn có phù hợp với website của họ hay không. Nhưng không loại trừ khả năng cao họ sẽ liên kết ngược lại.

Độc giả khi đọc bài trong website của bạn, họ hay bấm vào các liên kết nếu thấy nó liên quan và hữu ích. Chính vì thế mà nó sẽ đẩy lượng truy cập cho trang web bạn liên kết tăng lên một con số nhất định. Chủ của website đó sẽ chắc chắn sẽ nhận thấy sự tăng đột biến trong thống kê lượng truy cập và tiến hàng điều tra. Thông qua một vài thao tác phân tích, họ sẽ nhanh chóng nhận ra website của bạn đang liên kết với họ.

Hầu hết các chủ website sẽ ghé thăm trang web của bạn ngay sau đó và xem qua nội dung cũng như lượng truy cập của website bạn. Nếu lượng truy cập khá và liên kết cũng hợp lệ, website của bạn sẽ lọt vào danh sách các trang web cộng tác của họ. Họ sẽ tìm hiểu thêm về website của bạn và tập trung đọc kỹ về nội dung trên website. Nếu nó chất lượng và độc đáo, họ sẽ không ngần ngại viết một bài phản hồi nói về website của bạn và không quên kèm theo một đường link trỏ về. Nếu họ không muốn làm ngay thì bạn cũng không nên thất vọng, website của bạn đã được họ chú ý và lên kế hoạch hợp tác lâu dài trong tương lai.

Sử dụng Link Out để tăng độ tin cậy cho thông tin

slide ​

Một đường link sẽ chứng tỏ thông tin mà bạn đưa ra là có cơ sở và không bịa đặt. Bởi lẽ, hiện nay thế giới Internet đã và đang phát triển chóng mặt, thông tin cũng xuất hiện tràn lan và làm người đọc cảm thấy dè dặt và cẩn trọng hơn trong việc chọn lọc. Chính vì vậy, việc liên kết một số thông tin đến các nguồn đáng tin khác là điều rất quan trọng. Bản thân nội dung trong bài viết của bạn muốn thuyết phục phải đưa ra một số dữ liệu/số liệu/tin tức nào đó. Trong trường hợp bạn tự thực hiện một nghiên cứu cho riêng mình, bạn có thể liên kết đến các nguồn bổ sung khác để tăng thêm tính tin cậy và thuyết phục. Nếu trong trường hợp bạn viết về một thông tin khác, bạn nên dẫn một liên kết từ website của bạn đến thông tin nguồn để cho độc giả thấy, điều bạn liệt kê hoàn toàn là sự thực.

Bản chất của việc sử dụng Link out ở đây cũng giống như việc trích dẫn nguồn trong các bài luận mang tính học thuật. Khi bạn trích dẫn một mẩu thông tin hay số liệu, hay lời nói của người nổi tiếng, bạn nên liên kết tới các nguồn đáng tin. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn có ý định đăng một tin nóng hay đưa ra một ý kiến gây tranh cãi; nó không phải dừng lại ở mức độ quan trọng nữa mà là thiết yếu. Rất nhiều website không gây dựng được tên tuổi vì trong tất cả các bài viết họ không đưa ra những bằng chứng để hỗ trợ cho luận điểm của mình.

Nó khẳng định vị thế của bạn trong cộng đồng

Khi bạn liên kết đến một trang khác để trích dẫn thông tin, điều đó có nghĩa là bạn coi trang đó là đáng tin cậy và nguồn hợp lệ. Và người đọc sẽ hiểu là bạn đã cung cấp cho họ một cách để kiểm tra thông tin. Nếu độc giả cũng là những cá nhân cùng ngành, họ có thể biết được nguồn đó và hiểu rõ trang đó có thực sự đáng tin hay không.

Khi bạn liên kết đến một trang khác để phản hồi lại những gì mà độc giả đã nói trong bài viết, bạn đã tạo ra một cuộc đối thoại. Điều này đặt bạn ngang hàng với website trong phần nói chuyện. Nếu họ lựa chọn phản hồi qua một bài viết khác trên website của họ, cuộc nói chuyện vẫn tiếp diễn và bạn sẽ được công nhận chỗ đứng trong cộng đồng qua sự kiện này.

Tuy nhiên, cái cốt lõi ở đây là ngành mà bạn đang tham gia có rất nhiều website và ít nhất là có quen biết qua lại với nhau. Thông thường, thái độ tốt nhất nên là hợp tác như cộng sự, cho dù đối phương có là kỳ phùng địch thủ đi chăng nữa. Bởi trong hoàn cảnh này, tranh chấp sẽ không đi đến đâu cả.

Link Out sẽ không phá hủy danh tiếng của website

Tai sao link out dong vai tro quan trong trong moi bai viet 2 ​

Như đã đề cập đến ở phần mở đầu của bài viết, nhiều webmaster lo sợ việc phải liên kết đến các website chất lượng kém và không có tiếng tăm; bởi rủi ro là rất lớn. Họ chắc chắn sẽ không bao giờ liên kết đến một trang web mà bỗng một ngày nào đó biến mất và được thay thế bằng một trang web spam, trang web khiêu dâm hoặc một tên miền đã hết hạn.

May mắn cho các webmaster, việc liên kết thường xuyên đến các trang web xấu không phải là thứ gì đó quá nghiêm trọng. Google nhận ra rằng việc các website thay đổi là điểu hiển nhiên và hay xảy ra. Ngày hôm nay có thể bạn liên kết đến một website chất lượng nhưng ngay hôm sau website đó lại không còn hoạt động nữa (có thể do đổi địa chỉ hoặc tên miền hết hạn và các lý do khác). Bạn có thể mất nhiều thời gian vào thay đổi khi gặp phải những liên kết như vậy, thậm chí đối với cả nhưng liên kết có chủ ý khác – chỉ miễn là bạn không mang lại lợi nhuận cho các spam site – như vậy là ổn.

Tuy nhiên, hành động bất hợp pháp mà bạn dùng link out để liên kết đến các trang web kém chất lượng đó là post hàng loạt các dofollow links đến các web chứa phần mềm độc hại hoặc spam và tên miền kém. Đây là lý do Google sẽ phạt bạn bởi họ cho rằng đó là dấu hiệu của hack và sẽ cố để bảo vệ độc giả trong website của bạn.

Đôi điều về tích trữ PageRank

Khi một site liên kết đến website của bạn, thì một ‘lượng’ PageRank cũng sẽ theo site đó mà đến. Cũng tương tự như khi bạn liên kết đến một website khác, dù là liên kết nội bộ hay liên kết ngoài, thì một lượng PageRank của bạn cũng sẽ trôi đến website đó. Khi bạn để nofollow link đó, liên kết đó sẽ không bị trao đổi PageRank, nhưng nó vẫn gây ra sự sụt giảm PageRank trong website của bạn. Mà vốn dĩ PR là một thông số mang lại khá nhiều lợi ích trong xây dựng liên kết, điều đó có phải là bạn nên tránh xa link out hay không, để có thể tích trữ được PageRank nhiều nhất có thể?

Thật không may, PageRank lại không đơn giản như vậy, nó phức tạp và rắc rối hơn rất nhiều. Khi bạn cố tình muốn giữ nó, nó lại bay mất. Khi bạn chia sẻ nó cho người khác, nó lại quay lại và còn trở lại nhiều hơn. Link out mang lại cho bạn sự tin tưởng của độc giả và sẽ khiến nhiều backlink sẽ trỏ về website của bạn, điều đó sẽ thúc đẩy PageRank tăng cao. Trong khi, việc thiếu sử dụng Link out trong nội dung, lại làm cho website của bạn trông không thân thiện và đáng tin cậy với độc giả. Việc cố gắng ôm khư khư PageRank sẽ không mang lại lợi ích gì mà còn phá hủy website của bạn về lâu dài.

Nguồn: Thế Giới Seo 
Read More...

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Sự cố ngẫu nhiên đôi khi rất có lợi cho xây dựng liên kết

Khi nhắc đến xây dựng liên kết, người ta nghĩ ngay đến một hành động có chủ đích và hiếm khi xảy ra do sự cố. Tuy nhiên, các chuyên gia SEO lại cho rằng nhiều sự cố trong kinh doanh (trớ trêu thay) lại có thể thu hút được lượng lớn các Backlink chất lượng chỉ trong thời gian rất ngắn và tăng nhanh thứ hạng trong kết quả tìm kiếm của Google. Tại sao lại như vậy? Trong bài viết này, tôi xin được liệt kê một số kiểu xây dựng liên kết ngẫu nhiên mà chắc chắn bạn chưa từng nghe qua:

Phá sản có thể thu hút được liên kết 

Bạn đã bao giờ nghe nói đến vấn đề này chưa? Tôi nghĩ là hầu hết các bạn ở đây đều không để ý đến. Thực tế, khi một doanh nghiệp đang phát triển tốt, báo chí hay các web khác không quan tâm hay viết nhiều về họ. Nhưng một khi doanh nghiệp đó gặp rắc rối, các bài viết về sa thải, phá sản,…sẽ được lan truyền vô cùng mạnh mẽ. Điều này dẫn đến việc sản sinh ra rất nhiều các Backlink, từ khóa có liên quan đến tên website bị phá sản này. Nếu theo dõi số liệu thống kê của nhiều doanh nghiệp phá sản, website của họ ngay trước khi bị gỡ xuống lại có vị trí cao trên các bảng xếp hạng tìm kiếm do lượng backlink và traffic dồn về liên tục.

Các doanh nghiệp tái khôi phục sau khi sụp đổ sẽ được lợi từ các nguồn traffic bổ sung này của Google, mặc dù phía khách hàng, họ sẽ do dự về việc phải đặt lại niềm tin vào thương hiệu này thêm một lần nữa. Nhưng nói chung, với một doanh nghiệp đang có ý định khôi phục, họ hoàn toàn có thể thay đổi tên thương hiệu (tên website), bao gồm việc sử dụng redirect cho tất cả các ỦRL trên diện rộng sẽ cho phép họ hưởng lợi từ những backlinh bổ sung mà không bị hạn chế bởi việc đổi tên. Chính vì vậy, việc mua lại tên website của những đối thủ cạnh tranh bị phá sản cũng là một sự lựa chọn khôn ngoan, một phần để sử dụng khi cần, một phần để tránh đối thủ có thể được lợi từ lỗ hổng này, nhưng nếu sử dụng lại, bạn nên cẩn thận với các dấu hiệu hình phạt cũng như cảnh báo mà Google đã để lại trên tên miền trước đó.



Sự chú ý của truyền thông đến việc thu hồi sản phẩm

slide ​

Việc thu hồi sản phẩm bất kỳ thường sẽ đi kèm với một số thông báo hoặc quảng cáo; điều đó thu hút mạnh mẽ giới truyền thông (mà không phải bỏ tiền ra để thuê) và tất nhiên là kéo theo hàng loạt các liên kết cho website. Khi theo dõi lại tất cả các Backlink của website trong quá trình diễn ra việc thu hồi sản phẩm trước đó, biểu đồ thống kê cho thấy hầu hết các backlink đều trỏ từ các bài viết có đăng tải thông tin thu hồi sản phẩm từ website chính thức. Mà bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi các từ khóa liên quan đến tên các sản phẩm bị thu hồi cũng đã nhanh chóng xuất hiện trên các thứ hạng top 1 trong kết quả tìm kiếm sau đó.

Chắc hẳn bạn đã biết, thu hồi sản phẩm là việc yêu cầu trả lại nhà sản xuất một phần hoặc toàn bộ sản phẩm do phát hiện có các vấn đề về an toàn sử dụng. Chính vì vậy mà rất khó để biến một thông cáo thu hồi sản phẩm thành một cái gì đó tích cực để có thể tận dụng. Tuy nhiên, nếu nó thể hiện việc quan tâm đến mối nguy hại đến cộng đồng thì lại là một chuyện khác. Để có thể sử dụng việc thu hồi sản phẩm như một chiến lược xây dựng liên kết có chủ ý, thủ thuật ở đây là tránh xa tất cả các sản phẩm của bạn ra. Có thể đưa ra thông tin gần đúng với từ khóa của bạn nhưng là về việc thu hồi hàng loạt các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc kém chất lượng chẳng hạn. Các sản phẩm không đạt yêu cầu mà bạn thu hồi ngay từ giai đoạn đầu sẽ cho khách hàng thấy công ty của bạn rất coi trọng vấn đề an toàn sử dụng, điều đó thậm chí còn khiến cho thương hiệu của bạn được đánh giá cao và thu hút được nhiều sự chú ý của giới truyền thông hơn.

Lỗi trong việc tạo dựng uy tín với khách hàng 

Bạn thử giảm giá mạnh một vài đơn đặt hàng trên website rồi cố tình để lộ ra một số lỗi trước khi bạn xử lý cho khách hàng biết. Đây cũng là cách mà chúng ta dựa vào những sự cố ‘cố ý’ để thu hút được liên kết. Bởi độc giả thích đọc những dạng nói về những trò lừa đảo và các website khác thì lại thích chia sẻ và đề cập đến vấn đề đó. Mà việc sai sót trong kinh doanh rất dễ bị quy chụp là lừa đảo.

Rồi sau đó, thừa nhận rằng đã xảy ra lỗi của nhân viên mà giờ bạn đã sửa xong và vẫn tiếp tục tiến hành giảm giá đúng hẹn như đã thông báo. Không nên đổ lỗi cho phần mềm quản lý hay máy móc vì khách hàng cảm thấy không an toàn khi mua sản phẩm có xuất hiện lỗi hệ thống. Tốt hơn hết là bạn hãy ‘đổ lỗi’ cho con người vì nó dễ được khách hàng thông cảm hơn.

Đôi khi, sự cố cũng đem lại nhiều lợi ích…

Những sự cố vẫn thường hay xảy ra ngoài ý muốn; nhưng luôn có một kế hoạch dự phòng để sẵn sàng giải quyết tình huống đó. Cách bạn xử lý những sự cố này sẽ quyết định chiều hướng của công việc theo ý bạn. Mục đích của bài viết này không phải khuyến khích mọi người tự tạo ra sự cố để có được liên kết và muốn gửi đi một thông điệp rằng: Khi gặp phải sự cố, chỉ cần suy nghĩ và tìm ra những giải pháp sáng tạo phù hợp, công việc của bạn không những không bị ảnh hưởng mà còn phát triển thuận lợi hơn rất nhiều. Thậm chí đối với cả những vấn đề bạn không thể giải quyết được, bạn vẫn có thể xoay chuyển tình thế bằng cách tiếp cận với chúng, nhìn mọi thứ theo nhiều chiều. Đừng quá nhút nhát khi tiếp xúc với giới truyền thông hiện nay và chắc chắn bạn sẽ thu hút được nhiều liên kết về cho mình.

Các cách phía trên nghe có vẻ hơi mạo hiểm khi áp dụng nhưng thực chất nó cũng giống như việc bạn sử dụng các chủ đề gây nhiều tranh cãi để làm mồi câu liên kết mà thôi. Cách làm đó đã rất hiệu quả trong quá khứ và thậm chí cho đến bây giờ vẫn vậy.


Theo Thế Giới Seo
Read More...

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Google: Không thể xếp hạng cao vì chưa gây được ấn tượng cho Googlebot

 Tôi chắc hẳn bạn đã nghe không ít người phàn nàn về việc website của họ không có thứ hạng tốt trên các kết quả tìm kiếm của Google. Đôi khi chính bạn cũng cảm thấy ngán ngẩm khi nhìn vào website của mình và nghĩ, còn có hàng trăm, hàng nghìn website khác có chung một niche giống bạn và phải làm gì để có thể thể trở nên nổi bật, thú hút hơn các website khác.

slide

John Mueller của Google gần đây đã có trả lời một thắc mắc về chủ đề này trong diễn đàn Google Webmaster Help cho một website người lớn của Tây Ban Nha. Ông nói rằng một website “không gây ấn tượng gì nhiều cho Googlebot” bởi lẽ nó “sử dụng lại nguồn cấp video quá giống so với nhiều site khác”.

Dưới đây là nguyên văn những gì Rohn đã viết:

The bigger problem is that your site is essentially the same as so many other sites that just reuse video feeds. That doesn't impress Googlebot much, so while i understand it's not trivial, I think in the long run it would be really helpful to just make sure that you offer something that users explicitly want to see from your site, something that they'll recommend over all of the other, similar sites, something unique, compelling and of high quality. That isn't something which can be fixed with a meta-tag, so instead of spending too much time on the technicalities of language-detection, I'd take a step back and think about what you could do to make something much more significant.
Tạm dịch là:

“Vấn đề nan giải ở đây là website của bạn sử dụng lại nguồn cấp video quá giống so với nhiều site khác nên dĩ nhiên nó không gây ấn tượng gì nhiều với Googlebot. Chính vì thế nên tôi nghĩ đó là lý do tại sao website của bạn lại không xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm. Và tôi cũng cho rằng để phát triển về lâu dài, website của bạn cần phải cung cấp nội dung hoặc hình thức mới lạ và hấp dẫn hơn đối với người truy cập, một cái gì áo độc đáo, thu hút, chất lượng cao, khiến họ phải chia sẻ nó hoặc post lại trên các website khác. Nó không phải là cái gì đó có thể chỉnh sửa qua thẻ meta-tag, nên thay vì dành quá nhiều thời gian về mặt kỹ thuật (cái mà Googlebot có thể đọc được), nếu là tôi, tôi sẽ dừng lại và nghĩ về điều mà mình sẽ làm để giúp cho website trở nên nổi bật và hấp dẫn hơn.”

Thực tế, không chỉ đối với riêng các website video, những website bình thường cũng nên chú trọng đến vấn đề tạo ra những giá trị nổi bật và làm hài lòng người sử dụng hơn là chỉ quan tâm đến Googlebot có dò quét website của mình hay không. Nếu biết kết hợp cả 2 yếu tố lại, tôi tin chắc rằng website của bạn sẽ có thứ hạng tốt trên kết quả tìm kiếm.

Theo nguồn từ một cuộc thảo luận trên Google Webmaster Help.

Read More...

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Xác định phần cấu tạo trang và phân phối liên kết

Có một điều mà bạn cần phải để mắt tới gần đây, đó là việc Google đang ngày càng nhận biết được tốt hơn và chính xác hơn các phần cấu tạo bề mặt trang cũng như việc chúng phục vụ vào mục đích gì. Đối với Google, đây là một bước đệm hoàn hảo trong quá trình dò tìm nội dung thông tin chính có trong website, nhưng trên hết nó còn là một cách hiệu quả để xem xét đâu là nội dung nổi bật hoặc không nổi bật đối với người truy cập. Một số thành phần cấu tạo bề mặt trang liên quan đến nội dung có thể bị ẩn đi bởi chế độ default (chế độ chuẩn) và chỉ khi tương tác với JavaScript nó mới hiện lên.

Cho tới gần đây, Google mới thực sự bắt tay vào cải thiện thuật toán một cách hoàn hảo hơn. Và giờ họ đã có thể dễ dàng tính toán và nắm bắt được cách mà JavaScript và Stylesheets làm thay đổi sự hiển thị của văn bản và hình ảnh. Nếu bạn vẫn thường sử dụng các phương pháp sẵn có để làm cho nội dung trở nên nổi bật hơn thì chắc chắn trong tương lai, những phương pháp này sẽ thay đổi đáng kể. Thậm chí nó còn ảnh hưởng đến giá trị của các liên kết nội bộ và liên kết ngoài. Vậy kết luận quan trọng ở đây là gì? Nghĩa là “Các liên kết trong nội dung chính sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết!”.

slide ​
Chức năng của các phần cấu tạo trang (hay khối cấu tạo trang)

Rất nhiều trang web phân chia thành 2 phần: một bên là phần nội dung chính (main content), phần còn lại bao gồm các khối phụ như: header, footer, sidebars, titles, headings. Một người truy cập có thể nhìn qua tổng thể từng phần trong trang web rồi dễ dàng lựa chọn nội dung muốn tìm hiểu, nhưng đối với một bộ máy tìm kiếm, điều này dường như lại gặp trở ngại. Phần lớn các nghiên cứu SEO gần đây cho hay Google đang tiến hành đánh giá độc lập từng phần cấu tạo trang khác nhau. Một lần kiểm thử của Google trước đó đã cho thấy Google dựa vào các phần trong trang web để phát hiện nội dung bị lặp. Ví dụ, thường thì phần nội dung bài viết và các widget như Popular Post rất hay bị đánh giá là có nội dung lặp. Tuy nhiên, tôi cho rằng nhược điểm của phương thức đánh giá này đó là không đi vào phân biệt vai trò của mỗi phần. Trong các mục còn lại của bài viết, tôi sẽ đưa ra những bằng chứng rằng Headers (phần đầu trang) có thể sẽ được đánh giá khác hoàn toàn so với phần cuối trang (Footer). Dựa vào sự chứng minh này, tôi tin chắc rằng bạn sẽ hiểu nó ảnh hưởng thế nào đến tối ưu hóa tìm kiếm trên website, đồng thời đưa bạn đến những phương pháp để thúc đẩy SEO theo hướng hoàn thiện và hiệu quả hơn.

Vị trí của liên kết

Một phương pháp tạo liên kết lỗi thời không gây được chú ý tới người đọc đó chính là đặt chúng ở phần cuối trang. Đây là ví dụ về việc sử dụng Footer như một cánh cổng dẫn tới hàng loạt các landing pages khác. 

Tuy nhiên, bởi vì hiện nay Google không còn coi trọng các liên kết này nữa, nên nếu có đặt chúng cũng không đem lại lợi ích gì. Thay vào đó, hãy kết nối các trang của bạn bằng cách sử dụng nội dung độc đáo và liên quan chặt chẽ với nhau, không nên liên kết các trang chỉ với mục đích là SEO. Nói cách khác, bạn có thể đặt liên kết trang trong các bài viết có nội dung liên quan đến website đó. Ngoài ra, hãy tích hợp tất cả các từ khóa quan trọng trong các pages mà có nội dung liên quan trong website, sau đó chọn các pages quan trọng để làm tăng sự gắn kết giữa các từ khóa cạnh tranh hơn. Ví dụ: trong 1 website người ta có 1 danh sách từ khóa liên quan cần seo thì người ta chọn ra các trang liên quan và viết bài có chứa các từ khóa đó để liên kết các bài (trang) lại với nhau. Các trang web quan trọng sau đó sẽ được người truy cập tìm đến một cách ngẫu nhiên chứ không phải qua sự hiện hữu lộ liễu ở phần cuối trang.

Với cách này, việc xây dựng backlink trong website trở nên khó dự đoán hơn, nghĩa là cả người truy cập và bộ máy tìm kiếm sẽ coi đó là những đường link tự nhiên, không phải do cố tình sắp đặt. Và việc đánh giá của Google về vấn đề liên kết sẽ không còn dễ dàng như tính toán PageRank nữa, mà số lượng link sẽ quyết định giá trị mà mỗi trang web sẽ nhận được.

Hiển thị và Nổi bật

Các chức năng như cuộn trang (Scrolling), làm Drop-down menus hay Chuyển đổi text khi Click vào đều phải cần đến sự hỗ trợ của JavaScript hoặc CSS thì người truy cập mới có thể nhìn thấy và tương tác với chúng. Nội dung trong những chức năng trên thì lại không được đặt ở HTML mà phải thông qua JavaScript thì mới có thể index được Google, vậy làm thế nào Google có thể tìm thấy các nội dung đó, và điều này có quan trọng đối với tối ưu hóa tìm kiếm hay không? Đối với chúng ta, thắc mắc chính sẽ là, Sự tương tác với các chức năng đó liên quan như thế nào đến nội dung? Google có đủ thông minh để đoán được điều đó?

Bởi vì còn quá nhiều điều bí ẩn chưa được giải đáp, nên tôi dám chắc là vẫn còn tồn tại những phiên bản HTML cho tất cả nội dung. Bạn có thể trợ giúp GoogleBot dò tìm thông tin bằng cách sử dụng các đoạn markup HTML chính xác cho từng phần nội dung và nếu có thể, sử dụng schema.org hoặc HTML 5 cho phần chức năng nội dung. Nếu so sánh 2 đoạn trong bài 1 đoạn có thẻ H1 và đoạn không có, thì thẻ H1 vẫn không đem lại nhiều giá trị giúp tăng thứ hạng so với không có. Chỉ cần bạn khi sử dụng thẻ tránh sự trùng lặp với các đoạn mã Javascript hay Css mà bản chất Google xem chúng là như nhau.

Việc Google muốn robot dò tìm của mình có thể nhận biết được một trang web như một khách truy cập thực thụ cũng làm một điều tốt. Nó chắc chắn sẽ mở ra nhiều thách thức mới nhưng cũng tạo nên không ít nhược điểm khiến cho các spammers có thể ‘lộng hành’. Hi vọng “thuật toán Pinochio’ này sẽ không mang lại quá nhiều rắc rối thay vì giải quyết chúng.

Read More...