Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Định nghĩa link building và cách xây dựng liên kết hiện nay có gì thay đổi?

Thực tế mà nói, để có thể định nghĩa một cách chính xác thuật ngữ Link Building là một điều khá khó khăn. Tại sao lại không có một định nghĩa tiêu chuẩn nào đó miêu tả đầy đủ về link building? Điều này không phải do Link building là một bí mật chưa ai khám phá ra, thực tế lại ngược lại, có quá nhiều người biết rõ về nó. Theo khảo sát gần đây thì có 80% các công ty hiện gắn liền với SEO trung bình chi ra 1000$ một tháng chỉ để cho phần Link Building.
slide ​

Chính vì thiếu một định nghĩa quy chuẩn đã dẫn đến tình trạng phần lớn những người làm SEO đã hiểu sai về Link Building. Chúng tôi đã từng gặp rất nhiều các chuyên gia về SEO và những người làm marketing, những người nắm rõ Link Building để hỏi họ về vấn đề này.

Vậy Link building thực sự là gì? 

Nếu phải trả lời về định nghĩa căn bản nhất của Link Building thì có thể nói đây là quá trình để tạo ra những liên kết ngoài hướng về trang web của bạn. Người ta vẫn hay gọi là quá trình xây dựng liên kết. Nhưng chúng tôi không nghĩ rằng định nghĩa này thực sự đúng với cái gọi là Link Building. Định nghĩa trên đã bác bỏ đi tầm quan trọng vốn có của xây dựng liên kết và hơn hết, còn thiếu đi vai trò chủ đạo mà nó vẫn chiếm giữ trong mảng marketing online. Theo cá nhân của riêng tôi, thì định nghĩa của link building không chỉ đơn giản là đặt câu hỏi “nó là cái gì”, mà sâu xa hơn là suy nghĩ đến lý do “Tại sao”.

Xây dựng liên kết không chỉ là quá trình nói trên của hành động mua backlinks trỏ đến trang web của bạn, mà nó cũng là một chiến thuật tiếp thị đã được chứng minh làm tăng nhận thức thương hiệu và quá trình chuyển đổi.

Lý do tại sao?

Câu hỏi 'tại sao' bạn nên đặt ra ở đây là: Lý do bạn xây dựng các liên kết là để làm gì? Dựa trên những kinh nghiệm làm việc từ khi Google thống lĩnh thị trường tìm kiếm, bạn cũng nên hỏi mình câu hỏi này thường xuyên hơn. Bạn nên xây dựng links bởi vì các liên kết vẫn là một trong những tín hiệu để xếp hạng quan trọng nhất trong thuật toán của Google, và có khả năng vẫn như vậy trong tương lai gần.

Bạn không cần vội tin những câu nói của tôi ngay, hãy lắng nghe những lời chia sẻ của Matt Cutts, người đã nhấn mạnh tầm quan trọng của link building tại buổi hội thảo SMX Advanced mới đây. Một phóng viên đã hỏi Matt Cutts rằng: “Có phải Link building đang dần lụi tàn đi hay không khi ông liên tục lên tiếng rằng các phương pháp tạo Backlinks mới đều không thể đem ra áp dụng, hay bắt buộc phải sử dụng nofollow cho tất cả các backlinks? Ông thực sự không muốn mọi người sử dụng Link building nữa sao?”.

Matt Cutts phủ nhận: “Không đâu, link building vẫn còn rất quan trọng. Và thực tế thì chỉ một lượng nhỏ các links trên web được cấu hình nofollow mà thôi. Các bạn nên nhớ rằng còn rất nhiều lợi ích lâu dài mà link building sẽ đem lại”.

Mặc dù người phỏng vấn liên tục nói với Matt Cutts rằng Link Building có quá ít giá trị nhưng ông đã ngay lập tức phủ nhận suy nghĩ đó.

Quả đúng là như vậy, lý do mà bạn nên sử dụng Link Building trong chiến dịch SEO của mình không chỉ là vì khả năng hiển thị cao trên các kết quả tìm kiếm và quảng cáo thương hiệu mà còn là bởi nó có thể giúp bạn điều khiển các chiến lược marketing khác một cách hiệu quả hơn. Có quá nhiều những đề tài thảo luận xoay quanh “ các cách xây dựng liên kết mới hiệu quả”. Nhưng tôi tin rằng những cách “mới” đó chưa hẳn đã mang lại hiệu quả thực sự.

Điều khó khăn ở đây là giữa tiếp thị nội dung và tiếp thị liên kết, bạn không thể quá nghiêng về một bên. Tuy cả hai hoàn toàn khác nhau nhưng thực tế chúng vẫn có mỗi tương liên chặt chẽ. Người ta thường nói “Nội dung là trên hết”. Nhưng nếu bạn quá chú trọng vào đầu tư nội dung mà không tập trung xây dựng liên kết, thì sẽ không ai có thể biết đến thương hiệu của bạn. Nếu bạn chỉ tập trung vào xây dựng liên kết không thôi thì nội dung tất nhiên cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu theo. Chính vì vậy, bước đầu tiên để sử dụng backlink một cách hiệu quả, hãy cân bằng giữa link building và nội dung.

Có thể nói, Link Building đóng vai trò rất quan trọng trong một chiến dịch marketing online.

Quá khứ của Link building

Để có cái nhìn toàn diện về Link Building, tôi sẽ cung cấp thông tin sơ qua về những cách xây dựng Link Building trong quá khứ. Có thể nói, nó đã tồn tại khá lâu. Eric Ward, người nổi tiếng là cha đẻ của Link Building cũng chính là người đã giúp Amazon.com xây dựng một chiến dịch xây dựng liên kết tuyệt vời từ năm 1994 (4 năm trước khi Google ra đời).

qua khu link ​

Xây dựng liên kết chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Trước đây đã từng có một cuộc cạnh tranh khốc liệt để tạo ra Backlinks. Mọi người lúc đó đều cho rằng Link Building rất được coi trọng trong thuật toán của Google và họ cũng biết là thuật toán của Google thời điểm này chưa đủ tinh vi để phát hiện ra các backlinks không chuẩn. Chính suy nghĩ này đã dẫn đến tình trạng xuất hiện một chiến thuật mang tên "Black Hat SEO" nổi tiếng - một chiến thuật đã từng khiến cho người dùng cảm thấy ác mộng khi sử dụng công cụ tìm kiếm. Nhưng quá khứ này dường như vẫn chưa thể nguôi ngoai khi tôi được xem các phương pháp tạo backlinks bị xử phạt gần đây. Nhưng phương pháp này có thể đem lại hiệu quả tức thì cho SEO chỉ trong thời gian rất ngắn.

Dù sao thì Link Building hiện giờ đã không còn chấp nhận những nội dung kém chất lượng có trong hàng tá các link farm mà không ai có thể nhìn thấy qua vẻ bên ngoài của một trình thu thập dữ liệu web. Và Link Building giờ đây cũng không còn có thể ẩn mình dưới những đoạn keyword anchor text của một infographic nữa. Google vẫn sẽ ngày càng cải tiến và thông minh hơn, họ sẽ tiếp tục tinh chỉnh thuật toán của mình để ngăn chặn những nỗ lực những hành vi ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng.

Giờ đây Link building đã thích ứng được với một chiến thuật SEO mới nơi các liên kết chất lượng và có liên quan sẽ được coi trọng. Và tất nhiên, những liên kết kém hiệu quả và thiếu tự nhiên sẽ đứng trước nguy cơ không thể hiện thị trên kết quả tìm kiếm.

Chiến thuật xây dựng Backlink hiệu quả hiện nay

Tại buổi hội thảo vào tháng 6/2014, Cutts đã khẳng định rằng mọi người hoàn toàn có thể SEO mũ trắng, nhưng có một yêu cầu là bạn cần phải nỗ lực hơn kèm theo chút sáng tạo nữa. Ông vẫn luôn ủng hộ Link Building và nhấn mạnh tính hiệu quả của nó mặc dù ông cũng biết hiện đang có rất nhiều những sai phạm trong cách thức xây dựng liên kết này. Giờ thì bạn cũng có thể hiểu ẩn ý trong câu nói của Matt Cutts để định nghĩa được Link Building. Khi ông ấy nói “Đổ mồ hôi cộng thêm sáng tạo”, thì đồng nghĩa với việc bạn phải nỗ lực làm việc và không ngừng đổi mới. Đó là tất cả những gì bạn cần.

Những “cuộc chiến backlinks” thực sự quá vô nghĩa khi phải mất đi một số tiền khổng lồ chỉ để qua mắt được thuật toán Google. Giờ đây, Google sẽ không để điều đó tiếp tục xảy ra: Nếu bạn muốn tạo backlinks, bạn phải đem lại trải nghiệm hữu ích cho người dùng.

Google muốn sự thay đổi mới trong cách tạo dựng liên kết lần này sẽ không để cho những ý tưởng chân nguyên nhất (là những backlinks chất lượng và tự nhiên) phải mất đi giá trị đích thực mà nó đã từng bị đánh mất. Tất cả những gì Google muốn là đem lại một thế giới Internet lành mạnh, đặt lợi ích của người sử dụng lên hàng đầu, mong muốn người làm web có thể sử dụng đồng tiền của họ để đem lại kết quả tìm kiếm có liên quan nhất, đúng với chất lượng nội dung mà họ đã bỏ công sức ra tạo dựng. Để kết luận, những kết quả tìm kiếm xếp hạng cao, sẽ phụ thuộc vào những backlink được tạo ra một cách tự nhiên nhất có thể, và ngược lại.

Mặc dù hiện nay Google đã “lấn sân” sang nhiều dịch vụ công nghệ khác những Google vẫn chú trọng vào mảng chính mà họ đang có được doanh thu cao từ các quảng cáo trên SERPs.

Liệu Link Building có phải là một hình thức quảng bá?

Cũng giống như các quản cáo trên truyền hình và radio, xây dựng liên kết được đặt vững chắc trong mỗi quan hệ với marketing. Liệu ai có thể nghĩ khác? Lượng lớn phần trăm các website được xây dựng là để có được sức ảnh hưởng hoặc chỉ để bán thứ gì đó. Điều này có nghĩa là một trang web đã trở thành gạch và vừa trong thời đại thế hệ số.

Nó cũng giống như khu nội thất trong siêu thị Big C là đại diện của một công ty nào đó, bạn có thể hình dung khi so sánh với phần quảng cáo đại diện thương hiệu trong một trang web. Bạn chỉ cần thu hút người truy cập đến trang web đó. Họ sẽ men theo biển quảng cáo thương hiệu để đến được trang ‘cổ phần’. Theo tôi, đây là một trong những cách trỏ backlinks hiệu quả nhất để đem đến lượng traffic cho trang web của bạn mà vẫn tuân thủ theo điều luật của Google.

Cách làm này không chỉ đem lại backlink cho bạn không thôi, mà nó còn tăng độ tin cậy trong mắt Gooogle. Một backlinks chất lượng trỏ về site của bạn là dấu hiệu của sự tin tưởng và uy tín.

Bạn có thể coi đây là một trong các cách xây dựng backlinks tốt để tham khảo. Để có được nhiều backlinks, bạn cần chứng tỏ lý do để người khác trỏ link đến trang bạn. Hãy phát triển trang web một cách tốt nhất.

Kết luận

Vậy suy cho cùng Link building là gì vậy? Đã có quá nhiều điều tôi đã chia sẻ với bạn ở phía trên. Và để gói gọn lại, năm 2014 này, Link building có thể được định nghĩa như:

- Một quá trình để bạn tạo ra những backlink chất lượng nhất.
- Là chiến dịch marketing được chứng minh là làm tăng nhận thức thương hiệu và quá trình chuyển đổi.

Định nghĩa của tôi có thể khác so với của bạn. Nhưng điều đó không quan trọng. Định nghĩa này theo quan điểm của tôi có thể sẽ thay đổi trong năm tới hoặc sau đó nữa, nhưng tôi vẫn luôn khẳng định rằng Link Building vẫn sẽ tồn tại những giá trị tuyệt vời cho một chiến lược SEO khả thi.


Theo Thế Giới Seo
Read More...

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

10 cách tạo backlink đã trở nên lỗi thời

Thời đại của Internet nói chung đã thực sự trải qua quá trình phát triển lâu dài. Và qua từng ấy thời gian, các công cụ tìm kiếm nói riêng - đặc biệt là Google cũng đã nhiều lần thay đổi cách họ phân loại và cho hiển thị các website. Đó là lý do tại sao các Seo-er luôn phải làm mới chiến lược quảng bá website của mình, vì đây là cách để họ thích nghi với những thay đổi đó. Nhưng một trong những yếu tố quan trọng mà ít người làm web nào có đủ khả năng để kiểm soát được nó một cách toàn vẹn, đó chính là xây dựng Link Building. Bạn có thể thấy các vấn về về Link Building ví dụ như cách các liên kết được phân tích, thước đo giá trị của từng link hay cách các link chất lượng nhất được sử dụng cho on-site và off-site… luôn biến đổi từ năm này sang năm khác. Và một số Seo-er đôi khi không thể cập nhật hay nhận ra những cách xây dựng Link Building nào đã là lỗi thời và không còn phù hợp với thuật toán của Google hiện nay.


slide


Dưới đây là 10 cách xây dựng Link Building đã “hết hạn” và từng có “một thời” đem lại hiệu quả cao:

1. Viết bình luận có chứa Backlink

Trong một khoảng thời gian dài, Google đã từng coi tất cả các liên kết xuất hiện trong một trang đều thuộc về trang đó. Chính vì thế mà các webmaster suy luận ra rằng họ có thể tăng thêm Pagerank hay có thêm những backlink chất lượng bằng cách đặt đường link của họ trên trang web có pagerank cao trong phần bình luận của trang web đó. Quản trị của trang web này buộc phải chủ động giám sát các comment và loại bỏ những liên kết không đạt yêu cầu. Các trang web không theo dõi vấn đề này thường là mục tiêu cho những bình luận chứa backlink của các trang web khác.

Hiện giờ thì những backlink như vậy không mang lại giá trị SEO nào cả. Thay vào đó, chúng chỉ một phần mang lại một lượng traffic ít ỏi và được sử dụng với mục đích khác mục đích SEO.

2. Trao đổi liên kết

“Nếu bạn post link của tôi lên trang web của bạn thì tôi cũng sẽ làm ngược lại”. Đó là cách mà mối quan hệ đôi bên cùng có lợi vẫn luôn tồn tại từ lúc ý tưởng kinh doanh thương mại mới bắt đầu nhen nhóm - từ rất lâu trước khi có sự xuất hiện của Internet. Nhưng ý tưởng này một khi xuất hiện ở trên các công cụ tìm kiếm được coi là phá vỡ và phương hại đến cấu trúc tìm kiếm bấy lâu nay. Chưa kể, nhiều liên kết không mang lại chút thông tin có liên quan hay hữu ích cho người đọc. Và tất nhiên, cũng giống như các kỹ thuật khác trong danh sách này, Google đã và đang tiến hành xử phạt tất cả các trang web có sử dụng các liên kết qua lại (hay liên kết đối xứng) không liên quan để tạo ra backlink.

3. Article Directories


Articles Directory là những website cho phép bạn tạo và chia sẻ bài viết của bạn đến cho mọi người. Một khi bài viết của bạn đã được submit thì tất cả mọi người đều thấy bài viết của bạn nếu họ duyệt qua các directory mà bạn đăng. Do đó, trước đây nhiều người đã sử dụng Articles Directory để xây dựng backlink và tăng traffic đến website. Ý tưởng này thực ra cho đến nay vẫn được nhiều website sử dụng. Nó không có gì sai nếu như cách làm này quá coi trọng đến số lượng và thiếu đi tính liên quan cần thiết.

Ví dụ:

- Khối lượng bài viết: được đăng quá nhiều trong khoảng thời gian ngắn, khiến cho người đọc bị chìm trong thông tin.

- Lặp lại. Các webmasters sẽ không bao giờ post bài viết của mình cho một directory, mà họ sẽ post bài viết cho hàng tá các directory khác nhau để tạo ra back link nhiều nhất có thể về trang web của họ. Nhiều khi, họ còn khuyến khích các trang web đó đăng lại bài viết của mình nếu bài viết này có liên quan. Điều này gây ra tình trang lặp nội dung nghiêm trọng.

- Thiếu tính liên quan. Các Article directories thường sẽ không phân loại bài viết ra mà họ sẽ post một lúc tất cả. Chính vì thế mà người đọc có thể thấy tạp nham các chủ đề khác nhau từ động vật, buôn bán giày dép, quần áo cho đến máy tính điện tử, thể thao…ở trên trang chủ. Việc thiếu tính liên quan có thể làm giảm tính hiệu quả của backlink.

4. Liên kết Kim tự tháp và các hệ thống backlink khác

Điểm mấu chốt của hệ thống backlink Kim Tự Tháp (link pyramid) này là webmasters dựa vào nguyên lý của thuật toán tìm kiếm, tạo ra hàng nghìn các website spam kém chất lượng rồi liên kết với các website ở tầng cao hơn, cho đến khi tất cả các link đều trỏ về một site chính để tạo ra một đỉnh của hình kim tự tháp. Vấn đề là trong số hàng nghìn các trang web kém chất lượng này, không số nào là hợp lệ, chúng hoàn toàn là do spam. Google đã tìm ra dấu hiệu phát hiện một hệ thống liên kết hình Kim tự Tháp và tìm ra hướng xử lý chúng mặc dù ranh giới giữa một hệ thông Kim Tự Tháp với một hệ thống hợp lệ có thể là rất mỏng manh.

5. Các mạng lưới liên kết Blog kém chất lượng

Tương tự như hệ thống liên kết Kim Tự Tháp nhưng không phức tạp bằng. Đây là mạng lưới blog đã lỗi thời sử dụng kỹ thuật spam. Thay vì tạo các trang web theo lớp để tăng chất lượng trang, các webmasters chỉ tạo ra hàng trăm blog, có nội dung xoay quanh cùng một chủ đề rồi liên kết tất cả tới trang đích. Ý tưởng Kim Tự Tháp cũng sinh ra từ ý tưởng này như một cách để sử dụng các mạng lưới blog không còn hoạt động hiệu quả nữa.

6. Các bài viết PR có trả phí

Thay vì lén lút đặt backlink vào các trang có PR cao, tại sao lại không đường đường chính chính mua nó? Đây là ý tưởng về cách viết bài mang tính quảng cáo hoặc được kiểm duyệt với phương thức cung cấp cho trang web đó một khoản phí để họ đăng bài viết của bạn lên. Dĩ nhiên, những bài viết đó thường ít khi mang lại những thông tin hữu ích cho người đọc. Google hiện nay đã nghiêm cấm sử dụng cách trao trả này để có được backlink.

7. Dùng Paid Link dưới mọi hình thức

Paid Link có thể được hiểu là các textlink mà bạn mua để đặt trên các website mà bạn cần quảng bá cho chiến dịch của mình. Chính vì vậy, Paid Link cũng là một dạng Backlink. Nếu các PaidLink bạn sử dụng trên các website có sử dụng thêm thuộc tính "nofollow" trên các đường dẫn đến website của bạn thì bạn hoàn toàn yên tâm vì đã sử dụng đúng mục đích của PaidLink.Còn ngược lại, nếu bạn bỏ quên thuộc tính "nofollow" trong các URL trên các Paid Link thì bạn đã đang đưa website của bạn tụt hạng một cách không phanh . Bởi lẽ với Paid Link các công cụ tìm kiếm,đặc biệt là Google có chính sách và quan điểm hết sức rõ ràng là không ủng hộ việc bạn sử dụng Paid link dưới mọi hình thức. Thậm chí Google còn cho phép độc giả có quyền phản ánh nếu họ phát hiện thấy bạn sử dụng Paid Link. Nếu phát hiện trường hợp này, Google sẽ xem xét lại website của bạn, nếu website có sử dụng Paid Link thật sự thì Google sẽ đánh tụt xếp hạng của bạn trên kết quả tìm kiếm. Vì vậy bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng và cẩn thận trong việc sử dụng Paid Link.

8. Sử dụng Infographic

Infographics được phổ biến trong thời gian trước đây và có rất nhiều các dịch vụ sáng tạo infographics ra đời nhằm tạo những infographics chất lượng. Tính hiệu quả của Infographics là được chia sẻ nhanh chóng vì nếu là ảnh Infographic thì người đăng bài lại càng muốn trỏ link tới bài gốc, đơn giản là ảnh đó sẽ tốn rất nhiều băng thông của host. Mà upload lên bài viết thì ít khi ảnh hiện đúng kích thước và màu sắc chuẩn. Chính vì vậy mà nó có thể giúp bạn xây dựng backlinks. Tuy nhiên thủ thuật này có vài nhược điểm và đang đứng trước nguy cơ mất đi tính tiện ích của nó. Chính vì hình ảnh infographic đã chứa rất nhiều thông tin hữu ích nên phần miêu tả bên ngoài sẽ bị giới hạn. Nhưng công cụ tìm kiếm lại không đọc được nội dung hình ảnh, do đó sẽ làm giảm chất lượng của backlink.

9. Dùng báo chí để đặt backlink

Một thời gian dài, người ta có ý tưởng là biết những bài báo về những trang blogs hoặc là đại lý kinh doanh khi sắp sửa ra một sản phẩm hoặc một sự kiện nào đó. Chỉ cần viết vài dòng và kèm theo đường link nếu người đọc muốn biết thêm thông tin. Nhưng cách này cũng giống như article directory, chắc hẳn sẽ chứa thông tin bị lặp. Cách này cũng sẽ hiệu quả nếu người viết không đặt link hoặc đặt link nofollow để mang lại hiệu ứng tích cực cho website. Tốt nhất bạn nên viết một bài viết chi tiết nói về sản phẩm hoặc blog của bạn rồi sau đó liên lạc với quản trị website đăng bài để quảng bá nó.

10. Guest Blog Posts

Cách sử dụng Guest blogging thực tế vẫn mang lại hiệu quả, nhưng về lâu dài thì lại gây hiệu ứng tiêu cực đến hệ thống backlink của bạn. Giống như các cách còn lại đã được liệt kê ở trên, cách làm này cũng bị coi là có quá nhiều yếu tố spam. Guest posts phải chịu nhiều yếu tố tiêu cực đã được đề cập đến ở các mục trên, đó là chứa các paid link. Để guest blog đem lại tính hiệu quả, thì trang web cần hạn chế số lượng bài viết, sử dụng nofollow links và quan trọng là đảm bảo bài viết phải đăng lên phải liên quan và hữu ích với nội dung trong backlink.


Theo Thế Giới Seo

Read More...

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Sử dụng Target_blank để giảm Bounce Rate hiệu quả?

Dù bạn đang sử dụng trang web của mình với mục đích lợi nhuận, kinh doanh hay truyền thông, quảng cáo thì nỗ lực của bạn bỏ ra cuối cùng vẫn là để có được một lượng khách truy cập lớn đủ để mang lại tầm ảnh hưởng hoặc lợi nhuận nhất định. Bất cứ người làm website nào cũng muốn có được một lượng khách truy cập tiềm năng trên thị trường mạng béo bở này. Tuy nhiên, việc hiểu biết cách thức để thu hút khách truy cập đã là một vấn đề nan giải, có được lượng khách truy cập nhưng không biết cách “giữ chân” họ thì lại là việc khó khăn hơn. Để có thể tồn tại trong thế giới trực tuyến sôi động này, bạn cần phải biết một số kĩ năng để có thể cạnh tranh với các đối thủ nặng ký khác. Một trong bí quyết để giúp bạn không những giữ được lượng khách truy cập mỗi ngày mà hơn hết còn có thể chia sẻ được lượng khách truy cập đó cho người khác, đó chính là sử dụng target_blank để giảm thiểu tối đa được khách truy cập thất thoát khỏi trang web của bạn; nói cách khác là giảm bounce rate của trang web xuống thấp nhất có thể.


Thứ nhất: Bounce Rate là gì?

Nếu bạn sử dụng các công cụ phân tích traffic thì bạn sẽ biết đến thuật ngữ này. Đây là tỷ lệ % lượng truy cập vào website hoặc từ trang web khác tới website của bạn và rời bỏ website của bạn mà không xem bất cứ một thông tin nào khác. Điều này đồng nghĩa với việc tỉ lệ người truy cập không tìm thấy thông tin hữu ích trên website của bạn. 

Cách tính tỉ lệ rất đơn giản. Ví dụ: 

Website của bạn ngày hôm qua có lượng khách truy cập là 100 visitors, trong đó có 60 người ở lại tiếp tục duyệt xem các trang khác còn 40 người khác lại rời đi, và theo cách tính đó Bounce Rate của trang web bạn có tỉ lệ là 40%.

Có thể nói bounce rate là một vấn đề mà các nhà làm web vẫn luôn tìm ra hướng để cải thiện nó. Không ai muốn tỉ lệ bounce rate của website mình cao.

Bạn có thể hình dung rằng một người ở lại càng lâu trên một trang web thì đồng nghĩa với việc họ rất quan tâm và thích thú với nội dung trong trang web đó. Điều ngược lại cũng đúng; nếu bounce rate cao thì có nghĩa là trang web của bạn có thể chứa thông tin không hữu ích, khó hiểu, hoặc nhàm chán. Tất nhiên, chất lượng traffic cũng có thể đóng một phần trong bounce rate của một trang web, cũng như một vài yếu tố khác. Nhưng cho dù là bất cứ lý do gì thì bạn cũng cần tìm ra cách để giảm bounce rate của trang web xuống để tăng tính hiệu quả cho trang web, giúp nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

Sau đây là cách sử dụng target_blank để giải quyết tình trạng thất thoát lượng khách truy cập một cách hiệu quả (ngoài ra cũng còn rất nhiều cách khác, bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm)

Làm thế nào để giảm bounce rate?

Sử dụng target_blank cho liên kết ngoài, cùng một lúc giữ - chia sẻ được lượng khách truy cập



Có rất nhiều phương pháp để giảm tổng tỷ lệ Bounce Rate trên toàn trang, và một người làm web khôn ngoan chắc chắn sẽ sử dụng kỹ thuật này nhiều nhất có thể. Hãy chắc chắn rằng thiết kế và giao diện trang web dễ nhìn và thân thiện với người sử dụng. Tất nhiên dừng quên chú trọng tạo ra content độc đáo và chứa nhiều thông tin hữu ích để thu hút và giữ chân khách truy cập. Tất cả những điều trên phải mất thời gian và kỹ năng để thực hiện nhưng việc tùy chỉnh target_blank lại là một trong những cách đơn giản lại nhanh chóng mà bạn nên áp dụng cho trang web của mình. Tất cả những gì bạn cần biết là một đoạn mã HTML, áp dụng nó cho website của mình và chờ kết quả.

Target_blank là gì và lợi ích nó mang lại?

Target_blank chỉ đơn giản là một chỉ dẫn để máy tính của bạn, cụ thể hơn là trình duyệt Internet của bạn, có thể mở các liên kết ngoài (các liên kết mà điểm đến là địa chỉ website khác) trong một tab mới. Điều này nghĩa là mặc dù liên kết ngoài (External Links) được chuyển hướng nhưng nó sẽ được mở trong một cửa sổ riêng biệt, trong khi trang web của bạn mà khách truy cập đã vào trước đó vẫn được mở, không bị đóng lại. Chính vì vậy, khả năng rất cao khách truy cập sẽ trở lại và ghé thăm trang web của bạn sau khi họ đang thực hiện tìm kiếm nội dung khác. Không chỉ vậy, việc sử dụng target_blank để mở liên kết ngoài sang tab mới còn có nghĩa là bạn đang chia sẻ lưu lượng truy cập của bạn với các trang web khác thay vì để tuột mất lượng khách truy cập cho họ.

Sử dụng target_blank đặc biệt hữu ích trong cộng đồng web, nó có xu hướng đem lại tính đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các cá nhân hay tập thể làm web. Nếu bạn chia sẻ lưu lượng truy cập của mình bằng cách liên kết với những nội dung thú vị, hài hước của người khác hay nói cách khác tăng giá trị cho website của họ, thì chắc chắn bạn sẽ nhận được sự ủng hộ từ phía ngược lại. Đây là cách có thể nói là có lợi cho tất cả mọi người và không cần đến cạnh tranh khốc liệt.

Cách thiết lập đoạn mã HTML target_blank

Đây là đoạn mã để có thể thiết lập target_blank cho liên kết ngoài.

< a href="#" target="_blank" > liên kết <--- data-blogger-escaped-backlink="" data-blogger-escaped-c="" data-blogger-escaped-ch="" data-blogger-escaped-gi="" data-blogger-escaped-i="" data-blogger-escaped-kh="" data-blogger-escaped-l="" data-blogger-escaped-n="" data-blogger-escaped-ng="" data-blogger-escaped-nh="" data-blogger-escaped-r="" data-blogger-escaped-sao="" data-blogger-escaped-span="" data-blogger-escaped-t="" data-blogger-escaped-target="_blank" data-blogger-escaped-thu="">

Như đã đề cập ở trên, đoạn mã này sẽ mở địa chỉ URL hoặc địa chỉ Web trong một cửa sổ mới trong khi vẫn giữ trang web của bạn mở cho khách truy cập trở lại sau đó. Nhưng có một vài điều lưu ý mà bạn không nên làm với đoạn mã này:

Không nên sử dụng target_blank trong liên kết nội bộ


Đúng như vậy! target_blank này chỉ nên áp dụng đối với các liên kết ngoài, chứ không nên cài đặt cho các liên kết nội bộ của cùng một trang web. Tại sao lại như vậy? Bởi vì không ai thích pop-up. Nếu khách truy cập đến một trang web nào đó mà phải mở quá nhiều tab mới mỗi khi họ bấm vào các liên kết, thì họ sẽ trở nên khó chịu, như vậy sẽ phản tác dụng. Mặc dù nó sẽ giúp bạn giảm bounce rate nhưng cũng kèm theo tình trạng giảm đáng kể lưu lượng truy cập và uy tín chung của trang web.

Chính vì vậy, giải pháp cho tình này là chỉ nên áp dụng target_blank cho liên kết ngoài.

Lời kết

Quản lý thận trọng lưu lượng truy cập của trang web là một kỹ năng rất quan trọng cho những ai luôn hy vọng tạo ra một ấn tượng lâu dài trên Internet. Hướng dẫn này là công cụ lý tưởng cho bất cứ ai, dù là những người mới làm quen với website hay là những “kì cựu” trong cộng đồng web. Hi vọng hướng dẫn này sẽ giúp bạn giảm hiệu quả bounce rate và tăng mức độ hài lòng cho khách truy cập website của bạn.


Theo Voc.vn
Read More...

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Để có một chiến dịch Content Marketing thành công

Cụm từ "Content Marketing" ngày càng phổ biến trên các trang web. Content trở thành chất kết dính của webinars, blog posts, videos, social network và còn nhiều hơn nữa.

Thật là một ý tưởng tuyệt vời. Nếu bạn làm đúng, một chiến dịch kỹ thuật số tuyệt vời sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn.

Tuy nhiên, thực hiện một chiến dịch như vậy không dễ như việc chỉ nhấn một nút bấm. Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh của bạn mà thời gian cần được sắp xếp phù hợp giữa cá tính thương hiệu trực tuyến của bạn với nhu cầu khách hàng. Sau khi được đăng, nội dung được chia sẻ đòi hỏi sự tương tác từ phía bạn. Tương tác trực tiếp với cộng đồng của bạn bằng một nội dung có ý nghĩa để kích thích tiếp tục trò chuyện. Dưới đây là 5 lời khuyên để tạo một chiến dịch Content Marketing hiệu quả.



1. Hiểu biết về khách hàng của bạn và giữ nội dung có liên quan

Mỗi mạng xã hội đều có bản sắc độc đáo và người dùng riêng. Vì vậy sẽ mất thời gian để nghiên cứu các đặc điểm nhân khẩu học của các nền tảng tiếp thị xã hội bạn sử dụng để chia sẻ. Tất cả các trang web đều không giống nhau. Một số trang web nghiêng hơn về nam giới, một số khác lại phổ biến hơn cho phụ nữ. Hãy kiểm tra các thông tin hiện tại trên website để xác định đúng đối tượng chia sẻ nội dung để đạt hiệu quả cao nhất.

Liệu trong tập khách hàng và thị trường của bạn, bạn có nghi ngờ gì về việc đã nắm bắt được mối quan tâm của họ hay chưa? Blogs vẫn là một cách tuyệt vời để xây dựng cộng đồng xung quanh thương hiệu của bạn. Một ví dụ về sự thành công của một blogs sử dụng Content Marketing là SavvySeller.co. Đây là một trang web cộng đồng cung cấp lời khuyên hữu ích cho những người bán hàng Online.

Hãy kiểm tra xem khách hàng của bạn chia sẻ những gì trên social media. Bằng cách viết những bài viết có liên quan đến độc giả, họ sẽ quan tâm và trở thành người ủng hộ bạn, trao giải cho bạn miễn phí và cung cấp những giá trị tốt nhất đến với bạn.


Hướng nội dung đến những vấn đề khách hàng quan tâm

2. Hãy coi chừng việc liên tục nhắc đến mình

Lặp đi lặp lại việc nhắc đến mình sẽ không kích thích sự tham gia. Gửi thông điệp của bạn đến người đọc và hãy chắc chắn nó được cá nhân hóa bằng cách sử dụng từ "bạn". Như vậy, bài viết của bạn trực tiếp gửi đến đúng địa chỉ và cộng đồng ( khêu gợi sự quan tâm). Giữ cho nội dung quảng cáo của bạn không vượt quá tỉ lệ 1- 7. Nhà khoa học xã hội Dan Zarrella nói: "Đừng nói về bản thân bạn, thay vào đó, bắt đầu nói chuyện như chính mình vậy".

3. Chia sẻ những gì bạn làm

Khi viết nội dung cho doanh nghiệp, hãy quan tâm đến thời gian biểu và năng lực của bạn. Ngồi lại và viết ra năng lực của bạn sẽ khiến nhiều người khó chịu và một số doanh nghiệp nhỏ sẽ không có đủ thời gian và nguồn lực để làm như vậy. Nếu bạn cảm thấy thoải mái hơn trong giao tiếp theo những cách thức khác, tại sao không thử chia sẻ theo những định dạng sau:

Một bài viết ngắn
Infographic
Những hình ảnh về sản phẩm
Video ( với độ dài dưới 2 phút)
Một số định dạng khác

Cũng như chia sẻ nội dung về những điều bạn đam mê, bằng cách đăng tải những ý tưởng và các đối tượng có liên quan, bạn phải trù liệu được những ảnh hưởng của nó. Chia sẻ luôn là một cách tiếp cận gần gũi và thân mật, nhất là khi bạn muốn kéo gần khách hàng về phía bạn. Đó thực sự là một chiến lược Content Marketing hiệu quả.


Đa dạng hóa các hình thức trình bày

4. Cân nhắc việc quản lý

Một xu hướng mới đang phát triển là tập hợp nội dung. Tập hợp này không được quản lý. Ngược lại, quản lý nội dung đòi hỏi một người phải tìm kiếm, đọc và hiểu biết chất lượng của digital content có liên quan đến độc giả của bạn. Quản lý nghe có vẻ như rất nhiều công việc nhưng nó mất ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nếu bạn ( hoặc một đồng nghiệp khác) thường xuyên đọc những nội dung số có liên quan đến doanh nghiệp của bạn, tìm kiếm những bài viết chia sẻ thì đó là một công việc đơn giản.

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các bài viết có thể cộng hưởng với khán giả của bạn. Nếu bạn quản lý và chia sẻ nội dung từ các đối tượng khác, người xem sẽ nhìn bạn như một nguồn đáng tin cậy cho thông tin của các chủ đề cụ thể. Tuy nhiên, điều này không tạo ra tính độc đáo, riêng biệt cho doanh nghiệp của bạn. Lợi ích thứ hai có được từ việc chia sẻ nội dung từ bên thứ ba là bạn có thể mở rộng quan hệ với các đối tác trong cùng một ngành.

5. Đo lường không chỉ một lần

Theo dõi các comment và trả lời của bạn trên các bài viết. Khi bạn chia sẻ các liên kết trên nền tảng truyền thông xã hội, hãy sử dụng nhiều công cụ miễn phí để đưa bài viết của bạn đi đúng hướng. Bằng việc đo lường, bạn sẽ biết được họ đã đọc chưa, đã chia sẻ chưa. Nếu một nội dung nào đó sai mục đích của bạn. Bạn có thể đưa nó về đúng hướng.

 Nguồn: Chiến lược Marketing
Read More...

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Dịch Vụ SEO - Các lý do tại sao bạn cần đến họ

Khi bạn bắt đầu một trang web mới cho công ty hoặc tạo một website mới, một trong các câu hỏi đầu tiên sẽ là "Làm thế nào để tôi giành được lưu lượng truy cập đến website của mình?" Sau cùng, có lưu lượng truy cập (traffic) chính là bán được nhiều hơn, thêm khách hàng, thêm nhà quảng cáo...và thêm tiền. Và trong khi bạn có thể triển khai các chiến dịch quảng cáo Adwords và các hình thức quảng cáo trả tiền khác, hầu hết lưu lượng truy cập có giá trị nhẩt lại đến trực tiếp từ các công cụ tìm kiếm. Lưu lượng truy cập đến tự nhiên từ Google, Yahoo, và các công cụ tìm kiếm khác là miễn phí, đặc trưng và là một phần của quá trình tiền bán hàng. Điều này khiến cho thực hiện tốt việc tối ưu hoá kết quả tìm kiếm tốt là một phần quan trọng của xây dựng và cải tiến website của bạn.



Khi tìm kiếm các cách để cải thiện thứ hạng tìm kiếm và tăng lưu lượng truy cập, bạn có lẽ sẽ gặp nhiều quảng cáo dịch vụ SEO. Nếu bạn chưa bao giờ ký một hợp đồng với một công ty cung cấp dịch vụ SEO, bạn có thể không biết liệu dịch vụ này liệu có ích hay không? Bạn đã bao giờ muốn thuê một chuyên gia SEO cho site của mình chưa? Câu trả lời phần lớn sẽ là CÓ. Vì năm nguyên nhân quan trọng dưới đây:

1 Kiến thức sâu sắc về SEO

Là một webmaster, bạn tiếp cận vô số các tài liệu về SEO. Có những diễn đàn về SEO và các webmaster khác để tìm kiếm thông tin, và rất nhiều các khoá đào tạo về SEO phải trả tiền, "các thủ thuật", và các tài liệu để tham khảo. Nhưng cho dù bạn đọc nhiều thế nào chăng nữa, bạn sẽ hầu như không bao giờ có khả năng tích luỹ được các kiến thức mà một dịch vụ SEO chuyên nghiệp có được. Tại sao vậy? Bởi vì bạn còn phải tập trung vào các phận khác trên website của bạn. Một SEO chuyên nghiệp có thể tập trung 100% vào SEO... bởi vì đó là công việc của họ, và họ chỉ chuyên làm việc đó mà thôi.

2 Tính chuyên nghiệp

Một công ty dịch vụ SEO chỉ làm công việc tối ưu hoá kết quả tìm kiếm, và do vậy sẽ luôn phải cập các phương pháp và ý tưởng mới liên quan đến công việc của mình. Họ là những chuyên gia SEO. Một phần lớn công việc thực hiện SEO của giới chuyên nghiệp là sử dụng các phương pháp ít được biết đến mà các webmaster thường không thể tự triển khai. Trong số những phương pháp này có những loại công việc như phân tích tâm lý khách ghé thăm, tính tiện ích của site bạn...

3 Kết quả

Bạn có thể học các phần của quá trình tối ưu hoá kết quả tìm kiếm và tự mình sử dụng chúng. Bạn có thể gửi các bài viết, cố gắng sử dụng các phương tiện quảng cáo bên ngoài, và làm hết sức để tối ưu các trang của bạn đối với các công cụ tìm kiếm. Ngay cả khi làm như vậy, các kết quả của bạn cũng sẽ không thể tốt bằng như khi sử dụng dịch vụ SEO. Tại sao vậy? Bởi vì SEO chuyên nghiệp không những chỉ biết và sử dụng mọi phương pháp mà bạn thực hiện, mà còn có một số lượng phong phú các phương pháp SEO khác nhau. Các dịch vụ SEO đạt được những kết quả mà bạn không thể ... và thực hiện chúng nhanh hơn.

4 Tiết kiệm thời gian

Công việc tối ưu hoá kết quả tìm kiếm của site bạn mất nhiều thời gian. Đôi khi là rất mất thời gian. Bạn sẽ phải đọc kỹ các tin tức và phương pháp SEO mới, viết nội dung và các bài viết, và xây dựng các liên kết. Điều này không chỉ là vấn đề công việc... mà còn là vấn đề thời gian. Nếu bạn thuê dịch vụ SEO để làm loại công việc này cho bạn, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các loại công việc mà bạn có chuyên môn.

5 Giá trị của sự đầu tư

Một vài dịch vụ SEO đắt hơn một số khác. Và đôi khi chúng có vẻ là quá đắt. Nhưng điều này chỉ đúng khi bạn chưa xem xét kỹ lưỡng mà thôi. Sự thực là, vấn đề giá cả không chỉ ra hướng đi đúng... và sẽ là quá đắt nếu như bạn không nhận được sự trợ giúp của các công ty dịch vụ SEO chuyên nghiệp. Vì việc bạn tự tiến hành công việc tối ưu cũng sẽ phải mất chi phí, và bạn có thể chi tiêu sai chỗ cho những thủ thuật và nguồn tài nguyên vô ích mà chúng không thể giúp gì cho bạn. Tuy việc sử dụng một công ty SEO cũng có nghĩa là phải mất chi phí, nó sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nhiều đối với khoản đầu tư của bạn.

Một công ty dịch vụ seo sẽ cung cấp cho các bạn các gọi dịch vụ sau

Dịch vụ seo tổng thể: Đây là gói dịch vụ bao gồm toàn bộ các công đoạn của dịch vụ SEO Audit, SEO cơ bản, SEO từ khóa... Đây là giải pháp dịch vụ SEO mà các dự án quy mô lớn hay các doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá thương hiệu bền vững và lâu dài thông qua các công cụ tìm kiếm.

Dịch vụ seo cơ bản : Chỉnh sửa và tối ưu hóa website của bạn để tương thích với các cỗ máy tìm kiếm

Dịch vụ seo từ khóa: Trong quá trình làm SEO tổng thể, một dịch vụ seo sẽ nghiên cứu và đưa ra các từ khóa chiến lược, tiềm năng, mang lại lợi nhuận cao và phù hợp với xu hướng, nhu cầu người dùng, nhu cầu doanh nghiệp theo từng thời điểm

Liên hệ với tôi nếu bạn hoặc doanh nghiệp của bạn muốn sử dụng các chương trình dịch vụ seo chuyên nghiệp.


Read More...